Tuần trước, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley đã đến một sân bay không được tiết lộ nằm gần biên giới Ukraine, nơi đang trở thành trung tâm vận chuyển vũ khí lớn nhất cho quốc gia bị xé nát bởi cuộc xâm lược của Putin. Tại sân bay, Tướng Milley đã gặp gỡ binh lính, nhân viên và kiểm tra nhịp độ vận chuyển. Sân bay bí mật này đã trở thành “tổ ong” với bầy ong hoạt động chăm chỉ và căng thẳng trong những ngày gần đây, tăng từ một hai chuyến bay mỗi ngày lên tới… 17 chuyến, chạm mốc tối đa khả năng của nó.
Một quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết ông đã tận mắt chứng kiến nỗ lực đa quốc gia đưa vũ khí vào Ukraine, để đáp ứng nhanh nhất nhu cầu phòng thủ và phản công của quân đội nước này. Vị trí của sân bay vẫn là một bí mật để bảo vệ các chuyến vận chuyển vũ khí, kể cả tên lửa chống vào Ukraine không bị đối phương quấy rầy. Quan chức trên cho biết, quân đội Nga chưa thể chặn được các lô hàng vào Ukraine, nhưng có người lo ngại Nga sẽ làm được việc này khi tấn công thêm nhiều vùng lãnh thổ, đặc biệt là sau khi bao vây được cảng Odessa, tiến vào khu vực ly khai thân Nga ở Cộng hoà Moldova và mở thêm mặt trận ở Tây Nam.
Cho đến nay, Mỹ và các thành viên NATO đã giao cho quân đội Ukraine 17,000 tên lửa chống tăng và 2,000 tên lửa phòng không. Ngoài ra còn các vũ khí và trang bị quân sự khác. Thậm chí, ngay trước khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào cuối tháng trước, bầu trời châu Âu đã trở nên tấp nập hơn với các máy bay chở hàng quân sự của Mỹ và đồng minh, đặc biệt là máy bay vận tải C-17, xương sống của phi đội không vận Mỹ. Các chuyến bay vận chuyển vũ khí và trang thiết bị quân sự cũng giúp tái bố trí quân đội dọc theo sườn phía Đông của NATO đề phòng Nga tấn công bất ngờ, nhưng nhiệm vụ chính vẫn là đưa vũ khí đến các điểm trung chuyển vào Ukraine.
Tần suất của các chuyến bay tăng dần theo độ nóng lên của chiến trường để Ukraine sẵn sàng cho những cuộc tấn công mới sau khi Nga bố trí lại lực lượng. Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ (US European Command-EUCOM), chỉ huy hoạt động vận chuyển khí tài quân sự, đã sử dụng mạng lưới liên lạc với các đồng minh và đối tác để phối hợp trong “thời gian thực” chuyển vũ khí vào Ukraine (một quan chức Quốc phòng Mỹ khác cho biết). EUCOM cũng phối hợp với các quốc gia khác, gồm cả Vương quốc Anh, về quy trình giao hàng nhằm bảo đảm sử dụng tốt nhất các nguồn lực sẵn có để hỗ trợ chính phủ Ukraine.
Theo quan chức này, kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, 14 quốc gia đã tham gia hỗ trợ an ninh cho Ukraine bằng khí tài quân sự, nhiều chưa từng có dành cho một quốc gia đang tham chiến. Tốc độ chuyển giao vũ khí Mỹ cho Ukraine nhanh hơn đáng kể so với các nay hai tháng. Hầu hết gói viện trợ đầu tiên trị giá $200 triệu được phê duyệt vào cuối Tháng Mười Hai đã được chuyển xong trong vòng một tháng, chỉ còn một vài loại đạn. Phần lớn gói hỗ trợ an ninh tổng trị giá $350 triệu của Mỹ đã được chuyển đến Ukraine chỉ một tuần sau khi được Toà Bạch Ốc chính thức thông qua, tốc độ nhanh chưa từng thấy. Phần còn lại sẽ chuyển hết trong vòng vài ngày hoặc một tuần tới. Đây là những thành phần trang thiết bị quân sự cần thiết nhất.
Khi nhận được nguồn viện trợ mới, quân đội Ukraine đã sử dụng ngay tức thì để làm chậm và ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga ở các khu vực khác nhau của Ukraine. Nhiều quan sát cho thấy tất cả đều vô cùng ấn tượng về cách Lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng hiệu quả các thiết bị cung cấp cho họ. Đáng chú ý nhất là họ đã làm cho một đoàn xe khổng lồ của Nga dài 40 dặm đường ở phía Bắc Kyiv gần như không di chuyển được trong nhiều ngày. Họ đã tấn công vào đoàn xe đó, làm chậm và ngăn chặn nó. Từ cuối Tháng Mười Hai 2021 và đầu Tháng Một 2022, trước những tin tình báo cho thấy phía Nga có những động thái khác thường, Ukraine đã được đào tạo sử dụng các thiết bị chuyên dụng mới gửi đến, vì vậy, nhiều người có thể sử dụng thành thạo, đặc biệt là súng chống tăng khi họ có trong tay.