Putin: “Kinh tế Nga khỏe mà, đâu có chi mô”

Kinh tế Nga giờ đây cũng dúm dó như hình ảnh tờ rúp này (ảnh: Karl-Josef Hildenbrand/picture alliance via Getty Images)

Bất chấp những tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng chiến lược trừng phạt kinh tế của phương Tây không hiệu quả, ngày 18 Tháng Tư, ông Sergei Sobyanin, Thị trưởng thủ đô Moscow thừa nhận thành phố sắp mất 200,000 việc làm khi các công ty phương Tây rút đi hàng loạt trong bối cảnh các lệnh trừng phạt và tẩy chay chống lại Nga.

-Theo Cơ quan Thống kê Nhà nước Liên bang, giá hàng hóa chủ yếu ở Nga đã tăng 14% chỉ trong một tuần. Một phân tích của Viện Ngân hàng Vneshekonom công bố ngày 22 Tháng Ba dự đoán rằng lương thực tế sẽ giảm 12% trong năm nay, tỷ lệ thất nghiệp vọt lên 6.2% và lạm phát sẽ đạt 19.3% vào cuối năm nay.

-Nhà kinh tế độc lập Vladislav Inozemtsev cảnh báo rằng trong vài tháng tới, các nhà sản xuất sẽ cạn kiệt nguồn dự trữ các thành phần quan trọng có giá phải chăng. Vấn đề gay gắt nhất sẽ là những ảnh hưởng đối với tất cả sản phẩm và phụ tùng thay thế vốn mua của phương Tây. Một số sản phẩm của Nga sẽ biến mất hoàn toàn nếu họ không tìm được sản phẩm thay thế cần thiết, ví dụ như chip máy tính.

-Sergei Mironov, Phó chủ tịch Liên đoàn các nhà hàng và khách sạn, nói với tờ Izvestia rằng nhiều nhà hàng không thể cung cấp cá, rau, mì ống, salad, nước sốt và các mặt hàng chính khác.

“Theo ước tính của chúng tôi, khoảng 200,000 người có nguy cơ mất việc làm – Thị trưởng Moscow viết trên blog chính thức – Thành phố đã thông qua chương trình hỗ trợ việc làm trị giá 3.36 tỷ rúp (tương đương $41 triệu) để cung cấp việc làm tạm thời hoặc đào tạo lại cho những người mất việc làm cũ. Khoảng 58,000 công nhân ​​sẽ được chu cấp từ chương trình. Chính quyền cũng trợ cấp hàng tháng cho trẻ em và cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”.

Bình luận của Sobyanin được đưa ra trong bối cảnh Putin tiếp tục phủ nhận các lệnh trừng phạt của phương Tây đang tác động đến nền kinh tế Nga. “Bây giờ chúng tôi có thể tự tin nói rằng các trừng phạt như thế đối với Nga đã thất bại. Chiến lược trừng phạt kinh tế chớp nhoáng không hoạt động. Hơn nữa, bản thân những người bày ra nó cũng không thể thoát khỏi các lệnh trừng phạt ngược” – ông nói.

Tất cả các ngành công nghiệp Nga đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh trừng phạt (ảnh: Alexander Sayganov/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Theo Trường Quản lý Yale, đã có hơn 750 công ty hoạt động ở Nga công khai thông báo sẽ cắt giảm hoạt động với mức độ khác nhau kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine. Một số công ty đa quốc cam kết tiếp tục trả lương cho công nhân ngay cả khi đóng cửa, dù không rõ có thể duy trì sự hỗ trợ trong bao lâu. McDonald’s, một trong những doanh nghiệp lớn đầu tiên rút khỏi Nga, thông báo việc đóng các cửa hàng ở Nga khiến công ty mất $50 triệu mỗi tháng do vẫn phải giữ khoảng 62,000 công nhân địa phương trong biên chế.

Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti cho biết một số cửa hàng McDonald’s vẫn mở cửa nhờ chế độ nhượng quyền thương hiệu. Bài đăng của Sobyanin là sự thừa nhận thủ đô Moscow của Nga đang phải chật vật với danh sách dài khủng hoảng. “Trong hai tuần tới, chính quyền thành phố sẽ thảo luận cách duy trì lượng thuốc dự trữ mà không cần nhập khẩu và làm sao để giữ cho ngành dịch vụ khách sạn tiếp tục phát triển – ông viết – Có rất nhiều việc phải làm và kết quả chỉ thấy trong một vài năm tới”.

Cùng ngày Putin tuyên bố các biện pháp trừng phạt Nga đã thất bại, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina đưa ra cảnh báo dự trữ của nước này không thể nuôi sống nền kinh tế mãi. “Thời kỳ mà nền kinh tế có thể sống lâu dài bằng tiền dự trữ đã qua rồi” – bà nói. Hiện Nga không thể sử dụng gần một nửa trong số $640 tỷ dự trữ ngoại hối của mình vì chúng bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt do Mỹ, châu Âu và các quốc gia phương Tây khác áp đặt.

Bảng thông báo tại một siêu thị cho biết mỗi khách hàng chỉ có thể mua tối đa 5kg đường mỗi ngày – Moscow, ngày 23 Tháng Ba 2022 (ảnh: Vlad Karkov/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Theo Bloomberg, Nga đang nắm giữ một lượng lớn đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và vàng. Trong một bài phát biểu trước các thành viên Viện Duma (Quốc hội Nga), bà Nabiullina nêu rõ: “Các lệnh trừng phạt của phương Tây chủ yếu ảnh hưởng đến thị trường tài chính, nhưng bây giờ bắt đầu lấn sang toàn bộ nền kinh tế, và càng ngày càng nghiêm trọng. Các rắc rối chính hiện liên quan đến nhập khẩu và tiếp liệu, ngoại thương, nhưng trong tương lai là xuất khẩu. Các công ty Nga cần thích nghi bằng cách tìm kiếm mô hình kinh doanh, đối tác, chuỗi cung ứng mới hoặc chuyển sang sản xuất các sản phẩm cũ”.

Các bình luận tiêu cực của các quan chức Nga được đưa ra ngay cả khi “két sắt” tài chính của nước này dường như đang tăng. Kỹ nghệ năng lượng đã trả nợ nước ngoài đúng hạn cho đến ngày 4 Tháng Tư. Khi Bộ Tài chính Mỹ chặn khoản thanh toán của Nga bằng đôla Mỹ gửi tại các ngân hàng Mỹ, Nga chuyển sang thanh toán bằng đồng rúp. Đồng rúp cũng đã tăng trở lại mức trước chiến tranh nhờ các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ của Ngân hàng trung ương Nga.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu tháng này, nền kinh tế Nga ​​sẽ giảm 11.2% vào năm 2022. Putin cố giữ thái độ không nao núng trước tất cả những tin tức tiêu cực. Tại cuộc họp với các bộ trưởng chính phủ vào ngày 18 Tháng Tư, Tổng thống Nga nói: “Tính toán (của phương Tây) là phá hoại nền kinh tế tài chính của Nga càng nhanh càng tốt, kích động sự hoảng loạn trên thị trường, sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng và sự thiếu hụt hàng hóa quy mô lớn trong các cửa hàng. Nhưng chúng tôi có thể tự tin nói rằng chính sách như vậy đối với Nga đã thất bại”. Theo nhiều nhà phân tích, dù các quan chức chính phủ Nga vẫn chưa nói kết sự thật về bức tranh ảm đạm của nền kinh tế Nga, trong vài tuần nữa, sự thật sẽ dần dần được phô này, nhất là khi Nga bị sa lầy vào mặt trận phía Đông Ukraine.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: