Thỏa thuận ASEAN về Myanmar bị người dân phản đối

Phong trào phản kháng của người dân phản đối bộ máy cầm quyền quân sự độc tài vẫn bùng nổ và vẫn bị trấn áp dã man (MyanmarNow.org)

Người dân Myanmar hôm Chủ nhật 25-04-2021 đã phê phán một thỏa thuận vừa ký kết giữa người đứng đầu quân đội của đất nước và các nhà lãnh đạo Đông Nam Á nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng của quốc gia, nói rằng nó không nhằm khôi phục nền dân chủ và buộc quân đội phải chịu trách nhiệm cho hàng trăm cái chết của dân thường.

Tuyên bố do Brunei – hiện là chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN – đưa ra cho biết hội nghị đã đạt được sự nhất trí về năm điểm, gồm chấm dứt bạo lực, đối thoại mang tính xây dựng giữa các bên, ASEAN cử đặc phái viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại, viện trợ nhân đạo và chuyến thăm của đặc phái viên tới Myanmar.

Tuyên bố về sự đồng thuận năm điểm không đề cập đến việc trả tự do ngay lập tức cho các tù nhân chính trị hoặc tái lập nền dân chủ, cũng không đưa ra lộ trình về cách thực hiện và kiểm chứng các cam kết, Reuters cho biết

Theo số liệu của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), một tổ chức phi chính phủ ở Myanmar, các lực lượng an ninh và quân đội nước này đã giết chết 748 người kể từ khi phong trào bất tuân dân sự nổ ra để phản đối cuộc đảo chính ngày 1-2-2021 lật đổ chính phủ được bầu của bà Aung San Suu Kyi. AAPP cũng cho biết hiện có hơn 3.300 người đang bị giam giữ.

***

Tuy không có cuộc biểu tình phản đối ngay lập tức nhưng một số người Myanmar đã lên mạng xã hội để chỉ trích thỏa thuận này. 

“Tuyên bố của ASEAN là một cái tát vào mặt những người bị quân đội ngược đãi, giết hại và khủng bố. Chúng tôi không cần sự giúp đỡ của các người với não trạng và cách tiếp cận đó,” một người dùng Facebook có tên Mawchi Tun nói. 

“Tuyên bố không phản ánh bất kỳ mong muốn nào của mọi người. Hãy trả tự do cho các tù nhân và những người bị giam giữ, chịu trách nhiệm về những sinh mạng đã chết, tôn trọng kết quả bầu cử và khôi phục chính quyền dân sự dân chủ,” một người dân tên Nang Thit Lwin bình luận về thỏa thuận ASEAN một bản tin trên truyền thông trong nước Myanmar. “

Aaron Htwe, một người dùng Facebook khác, đặt câu hỏi: “Ai sẽ phải trả giá cho hơn 700 sinh mạng vô tội”.

***

Hội nghị ASEAN là nỗ lực quốc tế đầu tiên nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar, một quốc gia nghèo khó giáp giới các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan và luôn rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ sau cuộc đảo chính. Bên cạnh các cuộc biểu tình, tử vong và bắt bớ, một cuộc đình công trên toàn quốc đã làm tê liệt hoạt động kinh tế.

Song song với chính quyền quân phiệt do tư lệnh quân đội, tướng Min Aung Hlaing cầm đầu, Chính phủ Thống nhất Quốc gia (National Unity Government, NUG) – do các nghị sĩ được bầu trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11 năm ngoái, các nhân vật ủng hộ dân chủ, tàn dư của chính quyền bị lật đổ của bà Suu Kyi và đại diện của các nhóm sắc tộc vũ trang – cho biết họ hoan nghênh sự đồng thuận mà ASEAN đạt được nhưng nói rằng chính quyền quân phiệt phải thực hiện lời hứa của mình.

Tiến sĩ Sasa, phát ngôn viên của NUG cho biết: “Chúng tôi mong muốn ASEAN có hành động kiên quyết để theo đuổi các quyết định của mình và khôi phục nền dân chủ của chúng tôi”.

Các nhà lãnh đạo Indonesia, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Cambodia và Brunei đã có mặt tại hội nghị, cùng với các bộ trưởng ngoại giao của Lào, Thái Lan và Philippines.

 

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: