Từ tấm ảnh selfie, bầu cử Venezuela, đến phát ngôn của đại sứ Nga

Các tay vợt của Nam Hàn và Bắc Hàn selfie với nhau sau khi đọa huy chương bác và đồng tại Olympic Paris 2024 hôm 30 Tháng Bảy 2024. (Hình: Jared C. Tilton/Getty Images)

1.Một chủ đề đang được dư luận thế giới bàn tán, đó là bức “ảnh tự sướng” (selfie) của các VĐV Bắc Hàn và Nam Hàn trên bục nhận huy chương tại Olympic Paris.

Được thực hiện bởi tay vợt Nam Hàn Lim Jong – Hoon sau khi Nam Hàn đoạt huy chương đồng và Bắc Hàn đoạt huy chương bạc nội dung đôi nam nữ môn bóng bàn sau Trung Quốc, bức ảnh này được ca ngợi là biểu hiện hiếm hoi của tình đoàn kết xuyên biên giới. Trong ảnh, các VĐV hai miền cùng nhìn vào chiếc điện thoại của Lim do Samsung sản xuất.

Bức ảnh selfie của các VĐV bóng bàn hai miền bắc-nam được xem là tinh thần thực sự của Olympics. Mong một ngày không xa, hai miền sẽ về chung một mối, “Nam Bắc hòa lời ca.” Dẫu các VĐV hai miền này chỉ đoạt được HCB và HCV, nhưng bức ảnh selfie của họ xem ra còn quí giá hơn 10 HCV!

Các tay vợt của Nam Hàn và Bắc Hàn selfie với nhau sau khi đọa huy chương bác và đồng tại Olympic Paris 2024 hôm 30 Tháng Bảy 2024. (Hình: Jared C. Tilton/Getty Images)

2.Cuộc bầu cử tổng thống Venezuela hôm 28 Tháng Bảy 2024 không chỉ nhằm chọn người lãnh đạo kế tiếp, mà còn là phép thử cho các nỗ lực hòa giải ở quốc gia này.

Trong kỳ bầu cử này, đương kim Tổng Thống Nicolas Maduro tranh cử với 9 ứng cử viên khác. Nhiều năm qua, Venezuela chìm trong khủng hoảng kinh tế, lạm phát khủng khiếp và tình trạng thiếu thốn lương thực trầm trọng.

Tuy nhiên, trước thềm bầu cử, phe đối lập cáo buộc TT Maduro vi phạm cam kết trước đó, nhằm ngăn phe đối lập giành chiến thắng. Trong khi đó, TT Maduro lại khẳng định chỉ có chiến thắng thuộc về ông ta mới bảo đảm “hòa bình,” tránh cho Venezuela rơi vào nội chiến.

Kết quả cuộc bầu cử này khiến phe đối lập nổi giận: Maduro tuyên bố tái đắc cử tổng thống. Khắp nơi trên đất nước Venezuela nổ ra nhiều cuộc biểu tình, bạo loạn bởi hàng ngàn người ủng hộ phe đối lập, cáo buộc phe ông Maduro gian lận bầu cử nhằm duy trì quyền lực.

Nhiều nước trên thế giới không công nhận kết quả cuộc bầu cử này, cùng với cáo buộc gian lận đối với Maduro.

Rốt cuộc, việc Maduro “tái đắc cử” không hề mang lại thay đổi nào cho Venezuela. Đất nước khốn khó này vẫn chìm trong khủng hoảng, đói nghèo. Nền hòa bình mà  Maduro hứa hẹn nếu ông ta được tái bầu vẫn chưa thấy đâu, mà chỉ thấy đất nước rơi vào nội loạn.

Phải chăng với Maduro, chỉ cần vài nước độc tài như Nga hay Trung Quốc ủng hộ là đủ. Còn những nước khác trên thế giới có ủng hộ hay không, không quan trọng?

Phải chăng với Maduro, việc đất nước tiếp tục đắm chìm trong cấm vận, đói nghèo là thứ “hòa bình” theo cách nghĩ của ông ta?

Những người biểu tình phản đối việc Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia (CNE) chứng nhận Tổng Thống Nicolas Maduro tái đắc cử tại Caracas, Venezuela, thứ Ba, ngày 30 Tháng Bảy năm 2024, hai ngày sau cuộc bỏ phiếu tổng thống. (Hình: Pedro Rances Mattey/Anadolu qua Getty Images)

3.Anatoly Antonov, đại sứ Nga tại Washington, cho rằng Mỹ nên tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội trong nước thay vì cứ tăng viện trợ cho Ukraine.

Đại sứ này nói thêm rằng bằng cách tiếp tục hỗ trợ Ukraine, Mỹ đang kéo dài cuộc xung đột Nga – Ukraine, làm số nạn nhân ngày càng tăng.

Tưởng có sáng kiến gì mới, nhưng hóa ra ông này chỉ nhai lại cái luận điệu cũ rích của Moscow rằng Mỹ nói riêng và Phương Tây nói chung đang kéo dài cuộc xung đột bằng cách không ngừng viện trợ cho Ukraine. Cái luận điệu vớ vẩn này của Moscow chỉ có thể lừa được mấy đứa con nít. Vì ai cũng biết chỉ cần Nga rút quân khỏi Ukraine thì cuộc chiến Nga – Ukraine sẽ mặc nhiên kết thúc và số nạn nhân vì cuộc chiến này cũng mặc nhiên ngừng lại.

Nói thẳng ra, chính Nga chứ không phải Phương Tây đã gây nên cuộc xung đột đẫm máu này. Đổ lỗi cho Phương Tây là cách Nga muốn thiên hạ nghĩ mình vô tội. Đổ lỗi cho Phương Tây, Nga muốn khoác lên mình chiếc áo trong sạch, từ bi hỉ xả.

Trong khi đó, các ngân hàng Trung Quốc đã thắt chặt nhiều hạn chế đối với các khoản thanh toán từ Nga vì các lệnh trừng phạt của Phương Tây liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine đang đe dọa tới thương mại giữa hai nước. Chẳng lẽ ông đại sứ Nga ở Washington lại chê trách Trung Quốc đã khiếp sợ Phương Tây mà xử sự với Nga như thế?

Thay vì chỉ trích Phương Tây, ông đại sứ này nên chỉ thẳng mặt Moscow vì đã tiến hành cuộc xâm lược vào Ukraine. Như thế mới là đúng. Hay là ông ta sợ Putin như sợ cọp nên không dám nói thẳng mà chỉ nói cong?!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: