Vatican ra sức đính chính phát biểu của Đức Giáo hoàng về Ukraine

Đức Giáo Hoàng Francis (Ảnh: Vatican News)

Đó là nhận định chung của báo giới, về nỗ lực hiện nay của truyền thông Vatican nhằm làm nhòa đi phát biểu được coi là gây tranh cãi dữ dội của Đức Giáo hoàng, về cuộc chiến Nga và Ukraine.

Vài ngày sau khi Đức Giáo hoàng Francis lên tiếng kêu gọi Ukraine nên vẫy “cờ trắng” và đàm phán với Nga để chấm dứt chiến tranh, Vatican đã phải mở đợt truyền thông để làm rõ quan điểm của Đức Giáo hoàng, đồng thời thúc giục Moscow trước tiên hãy dừng cuộc xâm lược “bất chính” của mình.

Hồng y Pietro Parolin, quốc vụ khanh của Vatican và là quan chức cao thứ hai sau Francis, nói với tờ báo Ý Corriere della Sera rằng Nga “trước hết phải ngừng bắn”, gọi nước này là “kẻ xâm lược” và cuộc chiến ở Ukraine là “bất công”. Đây là những phát ngôn rất mạnh mẽ và trực diện của Vatican lúc này.

“Cuộc chiến xâm lược Ukraine không phải là hậu quả của một thảm họa thiên nhiên không thể kiểm soát mà chỉ là hành động của con người, và chính ý chí của con người đã gây ra thảm kịch này, phải có khả năng và trách nhiệm thực hiện các bước để chấm dứt nó và mở đường cho một giải pháp ngoại giao”, Hồng y Pietro Parolin nói.

Thái độ làm rõ về cuộc chiến, như một sự giải thích tức thì của Vatican, được đưa ra sau khi Đức Giáo hoàng Francis trả lời phỏng vấn với một đài truyền hình công cộng của Thụy Sĩ. Qua đó, ngài đưa ra lời kêu gọi Ukraine nên đầu hàng Nga “những người có đủ can đảm để giương cờ trắng và đàm phán là những người mạnh mẽ hơn”. Điện Kremlin sau đó, ngay lập tức chộp ngay phát biểu này để quảng bá như một lợi thế của mình.

Nhưng bình luận của Đức Giáo hoàng đã gây phẫn nộ ở Kyiv, vào lúc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tuyên bố rằng chính Nga mới là kẻ “phải dừng lại để chiến tranh chấm dứt” và Ngoại trưởng Dmytro Kuleba đáp trả rằng Ukraine “sẽ không bao giờ giương bất kỳ lá cờ nào khác”, ngoại trừ quốc kỳ của mình.

Các đồng minh của Ukraine cũng lên tiếng chỉ trích. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tuyên bố bà “không hiểu” những bình luận của giáo hoàng. Còn Tổng thống Latvia Edgars Rinkēvičs cho biết, “Người ta không được đầu hàng trước cái ác, người ta phải chiến đấu và đánh bại nó, để cái ác giương cờ trắng và đầu hàng”.

Tuyên bố mới nhất của Đức Hồng y Parolin đã so sánh cuộc chiến của Nga ở Ukraine với cuộc xung đột Israel-Hamas ở Gaza, cho rằng cả hai tình huống “đã mở rộng nguy hiểm vượt quá bất kỳ giới hạn nào có thể chấp nhận được” và sẽ gây ra “hậu quả ở một số quốc gia”.

Trong nội dung Giáo hoàng nói với đài phát thanh công cộng RSI của Thụy Sĩ bằng tiếng Ý, có phần: “Khi bạn thấy rằng mình bị đánh bại, rằng mọi thứ không diễn ra tốt đẹp, bạn cần phải có lòng can đảm để đàm phán. Bạn xấu hổ, nhưng với bao nhiêu cái chết thì nó sẽ kết thúc? Hãy đàm phán kịp thời và tìm một quốc gia nào đó đóng vai trò trung gian. Đừng xấu hổ khi đàm phán trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Đàm phán không bao giờ là sự đầu hàng. Đó là lòng can đảm không dẫn đất nước đến chỗ tự sát”.

Những bình luận, lan truyền như cháy rừng trên phương tiện truyền thông nhà nước Nga, và cuối cùng Vatican buộc phải rút lại. Dĩ nhiên phát biểu này đã gây phẫn nộ ở Kyiv và nhiều nơi khác, với các quan chức, coi đó chính là lời kêu gọi Ukraine đầu hàng Nga.

Tổng thống Volodymyr Zelenskyy được coi là đã đáp trả bằng một cuộc nói chuyện ngắn gọn và đanh thép trong buổi thánh lễ vào tối Chủ Nhật tuần trước: “Chính là ở nhà thờ này – các giáo sĩ ở cùng với mọi người, chứ không phải cách xa hai nghìn năm trăm km ở đâu đó (ý ám chỉ Vatican), thực tế là họ đang làm trung gian giữa người muốn sống và người muốn phá hoại”.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, người đã ủng hộ mạnh mẽ Ukraine khi đối mặt với lực lượng xâm lược của Nga, đã nói trong một chương trình trò chuyện trên ARD vào tối Chủ Nhật rằng bà “không hiểu” những bình luận của Đức Giáo hoàng, và đề nghị ngài cần đến thăm Ukraine để xem thiệt hại do Moscow gây ra.

“Tôi nghĩ rằng ngài chỉ có thể hiểu được, nếu ngài đến để tự mình nhìn thấy”, chính trị gia của đảng Xanh nhấn mạnh, đồng thời kể rằng khi bà nói chuyện với những đứa trẻ ở Ukraine bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, bà đã tự hỏi: “Giáo hoàng ở đâu?”.

 

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Chứng hôi miệng
Chứng hôi miệng là một tình trạng phổ biến, gây khó chịu cho bản thân, những người xung quanh và thậm chí cô lập xã hội, ảnh hưởng đến mọi…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Hình như là…
Người bạn nàng, bạn thời trung học, tha thiết rủ rê nàng sang Mỹ chơi một chuyến. Hắn bảo, nhà cửa hắn rộng rãi thoải mái, không việc gì phải…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: