Trung Quốc vừa đưa quân diễu hành, vừa chiếm đảo

Lính Trung Quốc ở Sài Gòn (VnExpress)

Sự kiện Nhà nước CSVN cho mời Trung Quốc đến diễu hành chung trong ngày 30 Tháng Tư, được coi là ngày hai nước hợp tác cùng đánh miền Nam VNCH, nhưng chỉ trước một ngày, Trung Quốc lại cho tàu hải cảnh lên đảo Thị Tứ (Việt Nam tuyên bố chủ quyền) để căng cờ, xác định đảo thuộc về Trung Quốc. Trò hai mặt vô cùng thâm hiểm, mà Hà Nội bị cho vào tròng, ú ớ không biết nói sao.

Nhưng người trong nước không im lặng, SGN tổng hợp một vài ý kiến xuất hiện trên các trang mạng xã hội, phản ứng về chuyện này

Hải quân Trung Trung Quốc căng cờ chứng minh chủ quyền trên nhóm đảo Thị Tứ – Trường Sa (TTXTQ)

Chế Quốc Long – Bạn sẽ làm gì ?
Ngoài khơi chúng chiếm đảo. Vào giữa Tháng Tư 2025, Hải cảnh Trung cộng đổ bộ lên bãi cạn có tên tiếng Anh là Sandy Cay và tên tiếng Trung là Thiết Tuyến. Việt Nam gọi đây là đá Hoài Ân.

Tân Hoa Xã viết rằng Hải cảnh Trung Quốc đổ bộ lên đá Thiết Tuyến và giương cao lá cờ đỏ năm sao để tuyên bố chủ quyền. Giữa tháng Tư, khi đó Tập đang thăm Việt Nam.

Ngoài khơi trong 50 năm qua, chúng bắt ngư dân Việt, chúng đánh đập, phá tàu, đâm tàu, phá hoại ngư cụ của họ, chúng tuyên bố chủ quyền trên vùng biển của Việt Nam. Ngư dân Việt luôn phải đối mặt nguy hiểm trên chính quê hương của mình, trong khi Việt Nam chỉ thích giao thiệp !

Trên bờ, Việt Nam và Trung Quốc đã tổ chức rầm rộ các hoạt động giao lưu giữa quân đội, thanh niên và nhân dân để kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc (1950 – 2025). Được miêu tả là nhằm thúc tình hữu nghị, hợp tác, làm sâu sắc thêm mối quan hệ “Cộng đồng chia sẻ tương lai”. Có tương lai với kẻ cướp không ?

Trên bờ, quân Trung cộng sẽ tham gia diễu binh vào ngày 30 Tháng Tư theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam. Trong đoàn quân ấy, bạn có thấy hình bóng của những kẻ đã xâm lược và tàn phá biên giới Việt Nam vào năm 1979 không ? Chúng giết phụ nữ và trẻ em, chúng hãm hiếp và phá hoại các thành phố ở biên giới.

Bạn có thấy hình bóng của những kẻ đã xả súng vào những người lính tay không súng ở Gạc ma 1988 không ? Bạn có thấy hình bóng những kẻ đã chiếm Hoàng Sa năm 1974 không ?

Bạn có muốn kết bạn với kẻ trên bờ thì ký hiệp ước thân thiện, cũng ngay thời điểm đó chúng tuyên bố chủ quyền ngoài Biển Đông hay không ? Trong 50 năm qua Trung cộng và Việt Nam đã xảy ra chiến tranh đẫm máu và nhiều cuộc đụng độ chết người ở biên giới trên bộ và biển đảo.

Dân Việt không kết bạn với những kẻ như vậy. Nhưng những kẻ côn đồ đã đến thành phố của chúng ta!
Bạn sẽ vẫy cờ, hô hào đến khản cổ, vỗ tay rầm rộ khi đoàn diễu binh của Trung cộng tiến vào chứ ? Hay những hình ảnh kể trên của quân xâm lược sẽ ngăn bạn làm điều đó ?

Phản ứng thế nào là quyền của chúng ta !

Lê Đức Dục: Tự nhắc mình !
Đừng quên Hoàng Sa vẫn đang còn trong tay quân xâm lược !

Đừng quên những cai đội dân binh Lý Sơn chết ở Hoàng Sa mấy thế kỷ rồi !

Đừng quên 74 người con nước Việt chết vì đạn quân Trung Quốc hơn 50 năm trước !

Đừng quên Gạc Ma máu còn đỏ giữa ngàn khơi …

Sandy Cay là rạn san hô mà Việt Nam gọi là đá Hoài Ân. Đá Hoài Ân cùng với Đá Tri Lễ và Đá Cái Vung được đề cập trong các tài liệu hàng hải quốc tế với tên chung tiếng Anh là Sandy Cay, và nó nằm trong nhóm Thị Tứ thuộc Trường Sa của Việt Nam. (Ở Trường Sa còn có đảo với tên gần giống là Sand Cay – Việt Nam gọi là đảo Sơn Ca, và đảo này đang thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam).

Thị Tứ trước khi bị Philippines cho quân bí mật chiếm đóng trong những năm 1970 – 1971 cho đến nay thì nó thuộc Việt Nam.

Mấy ngày gần đây, Sandy Cay trở thành chủ đề nóng, vì theo tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc, các bức ảnh cho thấy binh lính Trung Quốc đang giương cờ Trung Quốc trên một bãi cát không có người ở, được xác định là Sandy Cay.

“Vào giữa tháng 4 năm nay, Cảnh sát biển Trung Quốc đã thực hiện quyền tài phán có chủ quyền bằng cách thực hiện quyền kiểm soát hàng hải tại Sandy Cay ở Biển Đông”, báo này đưa tin, nhưng không nêu rõ ngày đổ bộ.

Tuấn Khanh: Im lặng cười

Chợt nhận ra một thói quen rất đặc biệt của người Sài Gòn, hình thành có lẽ từ nửa thế kỷ: ngồi cà phê cóc, nghe thời sự, đọc thời sự và im lặng mỉm cười.

Có một phần Sài Gòn như vậy, vẫn tách mình ra khỏi dòng đời chộn rộn và ồn ào xung quanh, nhìn ngó như đời thị dân chỉ còn lặng lẽ, suy ngẫm về hiện tại, hôm qua, hôm nay rồi mỉm cười, cũng có thể là lặng cười.

Có bao nhiêu người như vậy – thật khó đoán – nhưng trong một xã hội rạo rực và ngày càng khó mở lòng với người bên cạnh, thì con số này chắc mỗi lúc ngày càng nhiều, và có thể đã vượt ra khỏi cả phạm vi Sài Gòn rồi.

Từ năm 1914, học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã nhận định trên tờ Đông Dương Tạp chí, rằng người Việt Nam cái gì cũng cười, và trong cái cười có muôn hình vạn trạng biểu hiện. Không biết rằng ông có hình dung ra được cái cười của người Sài Gòn ngày hôm nay là như thế nào không.

Chuyện người Trung Quốc đưa tàu Hải cảnh đến làm vệ sinh đảo “Sandy Cay” để chứng minh chủ quyền vào ngày 23 tháng Tư, mưu mẹo thật sự là đáng mỉm cười. Nhưng khi nghĩ đến những ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc đâm tàu, cướp tài sản và vẫn còn bị giam giữ ở Hoàng Sa từ Tháng Mười năm ngoái, hiện thực lại là lặng cười.

Hy vọng những người đi biển Việt Nam này được nhìn thấy đại lễ tự hào của quốc gia qua màn hình trong phòng giam, khi nhà nước Trung Quốc cho phép chiếu phần diễu binh của các quân nhân của mình tại Sài Gòn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Tuổi 70 hẹn hò
Qua ngưỡng cửa của tuổi 50, 60 để bước vào thế giới chậm rãi hơn, chúng ta đứng trước tuổi 70 như chuẩn bị bước vào một cánh đồng cỏ…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo