Giữa đại dịch, Trung Quốc khuyến khích xuất cảng động vật hoang dã!

Dịch cúm Vũ Hán khiến Trung Quốc cấm buôn bán động vật hoang dã ở trong nước, nhưng lại khuyến khích xuất khẩu chúng ra nước ngoài. AP/WSJ

H.C.

Để ngăn chặn đại dịch Covid-19, nhà cầm quyền Trung Quốc cấm buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã ở thị trường trong nước nhưng lại khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng nguy hiểm này ra nước ngoài.

Quốc hội Trung Quốc hôm 24-02 đã ra lệnh cấm buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã ở trong nước để ngăn dịch viêm phổi Vũ Hán. “Việc ăn uống động vật hoang dã một cách bất cẩn và rủi ro cho sức khỏe cộng đồng đã khơi dậy mối lo ngại sâu sắc của công chúng,” phát ngôn viên Quốc hội Trung Quốc nói về lệnh cấm đó.

Nhưng bây giờ, chính phủ Trung Quốc sử dụng biện pháp giảm thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng (value-added tax, VAT) để khuyến khích ngành kinh doanh động vật hoang dã tăng xuất khẩu ra nước ngoài, bất chấp rủi ro phát tán dịch bệnh sang các nước khác, thậm chí có thể có mưu đồ phát tán dịch bệnh.

Hôm 17-03, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế Trung Quốc thông báo tăng tỷ lệ hoàn thuế (rebate) VAT cho khoảng 1.500 sản phẩm xuất khẩu, hoàn thuế 9% cho sản phẩm động vật xuất khẩu bao gồm cả rắn, rùa, ba ba, động vật linh trưởng, hải ly, chồn hương và sừng tê giác. Sừng tê giác từ lâu đã bị thế giới cấm ngặt vì dẫn tới diệt chủng loài động vật quý hiếm; còn chồn hương là “vật chủ” truyền coronavirus cho con người, gây nên đại dịch viêm đường hô hấp cấp SARS năm 2002.

Báo cáo của Sở nghiên cứu Quốc hội (Congressional Research Service, CRS) – cơ quan lưỡng đảng chuyên nghiên cứu, phân tích và báo cáo cho các nghị sĩ Quốc hội Mỹ – nhận định, chính sách ưu đãi thuế mới của chính phủ Trung Quốc nhắm đẩy mạnh xuất khẩu động vật hoang dã trong khi cấm đoán ở trong nước “có thể phát tán rủi ro ra các thị trường toàn cầu”.

Có người cho rằng, xuất khẩu động vật hoang dã chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số hàng hóa khổng lồ mà Trung Quốc bán ra nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho biết, ngay cả một lượng hàng xuất khẩu nhỏ cũng có thể gây rủi ro nếu động vật hoang dã đó có mang theo mầm bệnh truyền nhiễm.

Chồn hương, món khoái khẩu của người Trung Quốc nhưng là loài động vật đã lây truyền coronavirus sang con người, gây nên dịch SARS năm 2002. WSJ

Ăn uống động vật hoang dã là một thói quen có từ lâu đời ở Trung Quốc, nhất là ở các tỉnh phía nam nước này như Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam, hình thành một ngành săn bắt, buôn bán, chế biến và kinh doanh động vật hoang dã có doanh số nhiều tỷ Mỹ kim. Thói quen này thường xuyên bị các tổ chức bảo vệ thiên nhiên và bảo vệ động vật lên án nhưng không ngăn chặn được.

Dịch viêm phổi Vũ Hán đến hôm nay (Chủ nhật 12-04) đã lan ra toàn thế giới với 1,8 triệu người nhiễm bệnh, hơn 113 ngàn người đã chết, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins. Giới khoa học và công chúng nói chung đều cho rằng đại dịch này khởi phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 11 hoặc tháng 12 năm ngoái, từ một chợ buôn bán hải sản và động vật hoang dã còn sống.

Các nghiên cứu y khoa nói rằng, đại dịch viêm phổi Vũ Hán hiện nay bắt nguồn từ loài dơi móng ngựa đặc hữu của Trung Quốc, truyền qua một loài động vật trung gian rồi lây truyền sang người; đại dịch viêm đường hô hấp cấp SARS năm 2002 cũng có quá trình phát tán tương tự, từ loài dơi truyền qua loài chồn hương rồi lây sang người – cả hai đều xuất phát từ các chợ động vật của Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã cấm toàn bộ việc buôn bán động vật hoang dã năm 2003, sau vụ đại dịch SARS, làm 800 người tử vong. Nhưng chỉ một năm sau đó, Bắc Kinh hủy bỏ lệnh cấm với 54 loài – kể cả chồn hương – viện lý do là những loài này có thể được nuôi trong những trang trại có giấy phép đủ điều kiện vệ sinh dịch tễ.

Lần này, dù thông báo đã kiểm soát được dịch viêm phổi Vũ Hán nhưng Trung Quốc một mặt cấm buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã ở trong nước mặt khác lại khuyến khích xuất khẩu chúng ra nước ngoài. Cùng với lệnh cấm xuất khẩu các trang bị y tế như khẩu trang, đồ bảo hộ cá nhân (PPE), ý đồ của Bắc Kinh trong vụ việc này như thế nào chắc không quá khó hiểu.

(theo WSJ)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: