Hà Nội lừa thế giới về việc bỏ điện than để nhận 15 tỷ USD

Mô hình nhà máy điện than Sông Hậu (Báo Đầu Tư)

Cuối năm 2022, Việt Nam cam kết sẽ bỏ điện than, phát triển năng lượng xanh qua thỏa thuận Đối Tác Chuyển Đổi Năng Lượng Công Bằng (JETP) để nhận tài trợ trị giá $15.5 tỷ. Nói như đinh đóng cột, Hà Nội nói sẽ quyết tiến đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 net zero vào năm 2050.

Với thỏa thuận JETP, Việt Nam cam kết sẽ không xây dựng mới quá 6GW công suất điện than. Tuy nhiên, đùng một cái, việc triển khai dự án nhà máy nhiệt điện than Sông Hậu 2 và một loạt dự án nhiệt điện than khác đang kêu gọi đầu tư bao gồm Long Phú 1, Na Dương 2, Quảng Trạch 1, Vũng Áng 2, Việt Nam đã làm nhiều quốc gia tài trợ cho việc chuyển đổi năng lượng xanh choáng váng về kiểu chơi hai mặt này.

Dự án nhà máy điện Sông Hậu 2, do Tập đoàn Toyo Ventures Holding Berhad của Malaysia đầu tư với khoản vay $980 triệu từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Malaysia, đã được ký kết thỏa thuận kết nối lưới điện quốc gia. Bản tin về việc phát triển điện than của Việt Nam đã được đặt trên bàn họp của các quốc gia tài trợ năng lượng xanh là EU, Na Uy, Đan Mạch và các ngân hàng phát triển. Thậm chí lời hứa giảm khí thải của Việt Nam tại COP26 đang được đánh giá là một màn kịch chính trị.

Hứa một đằng, làm một nẻo

Hai năm sau cam kết đầy tham vọng về giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại COP26 diễn ra vào năm 2021 tại Scotland, Việt Nam đang “tự tay” nhuốm đen bầu trời của mình bằng chính nguồn năng lượng “bẩn” nhất thế giới: nhiệt điện than, trơ tráo với lời hứa đi cùng thế giới.

Số liệu không biết nói dối, ngay trong Tháng Một, 2024, tổng sản lượng điện than ở Việt Nam đã tăng vọt 68% lên mức 12,75 TWh, chiếm gần 55% tổng sản lượng điện của cả nước, và vượt xa mức trung bình 46% của cả năm 2023. Theo đơn vị vận hành lưới điện Việt Nam là EVN, tính đến cuối tháng Ba 2024, các nhà máy điện chạy bằng than chiếm khoảng 60% tổng sản lượng.

Lượng khí thải từ hoạt động đốt than cuối tháng Một 2024 cũng đã lên tới 11 triệu tấn CO2, cao hơn gần 70% so với cùng kỳ năm 2023 và là mức cao nhất từng được ghi nhận, cho thấy sự tuyên bố giảm khí thải của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26 hoàn toàn vô giá trị và chỉ cố nói láo để nhận tiền tài trợ.

Trong bối cảnh thế giới đang từng bước hướng đến một tương lai năng lượng xanh, Việt Nam lại có vẻ như đang vừa chung đường, vừa vẽ chuyện . Việc tiếp tục gia tăng sản lượng nhiệt điện than đã đẩy lượng khí thải lên mức kỷ lục 110 triệu tấn trong năm 2023, so với mức 90 triệu tấn của năm 2022, đã hoàn toàn mâu thuẫn hồ sơ của Việt Nam tại COP26 và thỏa thuận JETP. Nhưng điều gì đã khiến Hà Nội trở thành tay nói láo chuyên nghiệp và trơ trẽn như vậy?

Bàn tay Trung Quốc đằng sau các dự án điện than

Bất chấp cam kết xanh tại COP26, Việt Nam vẫn đang “lún sâu” vào vòng xoáy phụ thuộc vào nhiệt điện than, với sự tham gia ngày càng rõ nét của các công ty Trung Quốc.

Số liệu cho thấy, nguồn vốn Trung Quốc chiếm một tỷ trọng lớn trong các dự án nhiệt điện than tại Việt Nam. Điển hình là dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 và Quảng Trạch 2 (Quảng Bình) với nhà thầu liên danh Geleximco – HUI (Công ty TNHH Hồng Kông United Investors Holding, công ty con của Tập đoàn năng lượng mới KAIDI Dương Quang, Trung Quốc).

Theo tính toán của Trung tâm Phát triển và Đổi mới Xanh GreenID, đến đầu năm 2017, 50% trong số gần $40 tỷ vốn đầu tư vào nhiệt điện than ở Việt Nam đến từ Trung Quốc tương đương $8 tỷ. Nhật Bản đứng thứ hai với 23% và Hàn Quốc đứng ngay sau với tỷ lệ 18%.

KAIDI Dương Quang không chỉ là nhà thầu, mà còn trực tiếp tham gia vào nhiều dự án nhiệt điện khác tại Việt Nam như: Nhiệt điện Thăng Long (Quảng Ninh), Mạo Khê, Nông Sơn, Hải Dương…

Bên cạnh đó, các công ty kỹ thuật, mua sắm và xây dựng (EPC) của Trung Quốc, đã thông qua các khoản vay ngân hàng này, xây dựng 15 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động – An Khánh 1, Cao Ngạn, Cẩm Phả 1 và 2, Duyên Hải 1 và 3, Hải Phòng 1 và 2, Mạo Khê, Quảng Ninh 1 và 2, Sơn Đông, Uông Bí mở rộng, Vĩnh Tân 2 và Vũng Áng 1. Cũng như đã tham gia xây dựng 6 nhà máy khác là Hải Dương, Duyên Hải 2 và 3, Thái Bình 2, Thăng Long và Vĩnh Tân 1. Họ cũng đang có kế hoạch tham gia xây dựng Vĩnh Tân 3 và Vũng Áng 3.

Nhà máy nhiệt điện Hải Dương công suất 1.200 megawatt, tọa lạc tại tỉnh Hải Dương, phía bắc Trung Quốc, đang được Viện Thiết kế Điện lực Tây Nam của Trung Quốc và Công ty TNHH Kỹ thuật Quốc tế Tập đoàn Tư vấn Xây dựng Điện lực Trung Quốc xây dựng. Dự án xây dựng-vận hành-chuyển giao là khoản đầu tư tư nhân lớn nhất của Trung Quốc thuộc loại hình này tại Việt Nam.

Việc Trung Quốc rót vốn ồ ạt vào các dự án nhiệt điện than tại Việt Nam đang đặt ra nhiều câu hỏi về tính bền vững và cam kết của Việt Nam trong việc chuyển đổi năng lượng xanh. Trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, Việt Nam có nguy cơ trở thành “bãi phế liệu” cho các công nghệ và thiết bị cũ kỹ của nhà máy nhiệt than Trung Quốc.

“Trung Quốc thường cung cấp các khoản vay cho Việt Nam để phát triển các nhà máy điện than thông qua các thỏa thuận song phương và thông qua việc cung cấp các khoản vay cho các nhà đầu tư Trung Quốc để thực hiện các dự án này tại Việt Nam”, Một quan chức Việt Nam cho biết. “Tôi cho rằng các khoản vay của Trung Quốc có nhiều mục đích, bao gồm đầu tư tài chính, mở rộng thị trường nước ngoài cho các công ty nhà nước Trung Quốc và xuất khẩu các công nghệ và thiết bị đã qua sử dụng sang các thị trường đó.”

Kaidi, Công ty TNHH Quản lý Tài sản Huarong của Trung Quốc và một công ty Việt Nam đã thành lập một quỹ đầu tư quốc tế với số vốn 15 tỷ đô la dành riêng cho các dự án xây dựng tại Việt Nam.

Việc trống đánh xuôi kèn thổi ngược của Hà Nội, là lý do các nhà phân tích tình hình phải đặt ra một lý do: Phải chăng các cam kết bí mật của hệ thống chóp bu CSVN với Trung Quốc khiến việc dựng các nhà máy điện than không thể dừng lại? Và việc bất chấp các lời chất vấn của quốc tế, lẫn các nhà vận động môi trường trong nước, có phải phần chia chác từ tiền đầu tư điện than từ Trung Quốc là khoản mà các quan chức Ba Đình không thể dừng được lòng tham, bất chấp hậu quả về môi sinh của đất nước?

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: