Sự chậm trễ và lãng phí của Hoa Kỳ trong việc giới hạn thẻ xanh (green card) là đặc điểm của hệ thống này trong cả một thế kỷ và trở nên tồi tệ hơn theo luật nhập cư phân cực về mặt chính trị.
Mới đây, tại cuộc họp do Dịch Vụ Truyền Thông Thiểu Số (EMS) tổ chức, các chuyên gia chính sách nhập cư thảo luận về cách làm sao để vượt qua cuộc khủng hoảng, các giải pháp hợp lý về mặt kinh tế và chi phí nhân lực của hệ thống hiện tại.
Vào năm 2024, dự kiến sẽ có 1.1 triệu người nhận được thẻ xanh từ 35 triệu đơn ghi danh đang chờ giải quyết. Như vậy, chỉ có khoảng 3% số người nộp đơn nhận được thẻ xanh để trở thành thường trú nhân.
David J. Bier, Phó Giám Đốc Nghiên Cứu Nhập Cư tại Viện Cato, cho biết tỷ lệ chấp thuận thấp này không phải do quá trình hay thủ tục phức tạp, mà do số lượng thẻ xanh bị giới hạn. Ông cho rằng tăng số người nhập cư hợp pháp là chìa khóa để giải quyết cuộc khủng hoảng biên giới.
Vào giữa những năm 1920, tỷ lệ đơn được chấp thuận là khoảng 50% do Đạo Luật Nhập Cư năm 1924, đặt ra “các giới hạn số lượng rất thấp dựa trên quốc gia nơi sinh, đặc biệt là hạn chế nhập cư hợp pháp từ Đông Âu và Á châu.
“Vào đầu những năm 30, chúng tôi áp dụng quy tắc gánh nặng xã hội theo từng giai đoạn sau đó, cấm hầu hết tất cả người nộp đơn,” Bier giải thích. Tỷ lệ phê duyệt vẫn ở mức dưới 20% trong và sau Thế Chiến Thứ Hai, và đây là cách chúng tôi đi từ biên giới mở đến những gì xảy ra hiện nay, gần như là đóng cửa biên giới, tỷ lệ phê duyệt từ 98% xuống còn 3% trong vài năm qua.”
Mặc dù thực tế là số đơn xin thẻ xanh tăng hơn gấp ba lần từ khoảng 10 triệu năm 1996 lên 35 triệu hiện nay, nhưng mức trần hiện đại – ban đầu được quy định bởi Đạo Luật Nhập Cư năm 1990 – hầu như không tăng, từ 357,000 hàng năm vào năm 1922 lên chỉ hơn 575,000 vào năm 1922-2024.
Bier nói: “Mức giới hạn được tổng thống tùy tiện xác định sau khi tham khảo ý kiến của Quốc Hội, không có cơ sở trên thực tế. Tỷ lệ tăng dân số Hoa Kỳ là 0.1% vào năm 2021 và tính đến nay là khoảng 0.25% trong thập niên này. Rất thấp! Ngay cả sau khi chấp nhận cấp 35 triệu thẻ xanh như số đơn hiện tại, số lượng nhập cư hợp pháp tăng lên gấp 5 lần, vẫn không thể bắt kịp tỷ lệ tăng dân số sinh ra ở nước ngoài của Canada. Mỹ là một quốc gia rộng lớn, không có lý do gì lại có những rào cản về phát triển dân số.”
Jack Malde, nhà phân tích chính sách nhập cư và lực lượng lao động cấp cao tại Trung Tâm Chính Sách Lưỡng Đảng (Bipartisan Policy Center-BPC) cho biết, việc giải quyết tình trạng tồn đọng thẻ xanh bằng cách chào đón nhiều người nhập cư hợp pháp có ý nghĩa kinh tế lớn.
Ông giải thích, vì 89% số lượng tồn đọng dựa trên việc làm liên quan đến những người hiện đang ở Hoa Kỳ bằng thị thực tạm thời, hạn chế làm việc, “việc loại bỏ những hạn chế đó trên thị trường lao động, cho phép họ thăng tiến trong những nghề nghiệp có tay nghề cao hơn.”
Jack Malde thảo luận về tầm quan trọng của việc thay đổi quan điểm về nhập cư và bảo đảm rằng người Mỹ hiểu chính xác về tác động của nó đến Hoa Kỳ. Tấm thẻ xanh sẽ cho phép họ đóng góp cho nền kinh tế bằng cách đóng thuế và gia nhập lực lượng lao động, vốn rất cần nhân công mới đang thiếu hụt trong các ngành công nghiệp, cùng với tình trạng dân số ngày càng già đi, sống phụ thuộc vào trợ cấp của chính phủ.
Tính đến Tháng Ba, 2023, số lượng tồn đọng của người lớn làm việc là dựa trên công việc là 1.4 triệu (tổng cộng 1.8 triệu, ở các độ tuổi) và số lượng tồn đọng của người lớn dựa trên gia đình là 4 triệu, theo báo cáo của BPC.
Việc giải quyết các vấn đề tồn đọng về việc làm và gia đình hiện tại, không bao gồm các việc làm trong tương lai, dẫn đến dự báo vừa phải về mức tăng GDP là $3.9 nghìn tỷ trong 10 năm tới – mặc dù ở mức thấp là $2.8 nghìn tỷ hoặc cao tới $4.9 nghìn tỷ.
Những người nhập cư Hoa Kỳ đến 25 tuổi vì bỏ học trung học có tác động tài chính ròng là +$216,000, không tính con cháu, điều này làm giảm tác động tài chính ròng của họ xuống +$57,000.
Để so sánh, những người sinh ra ở Mỹ bỏ học cùng độ tuổi có tác động tài chính ròng là -$32,000 và giảm xuống còn -$177,000, tính luôn con cháu của họ. Malde nói: “Nhiều người nhận thức sai lầm rằng có một số lượng việc làm cố định trong nền kinh tế. Thực tế những người nhập cư tạo ra nhiều việc làm hơn cho những người lao động sinh ra ở Hoa Kỳ.”
Luật sư về nhập cư Cyrus Mehta, là đối tác sáng lập và quản lý Cyrus D. Mehta & Partners, thảo luận về tình trạng tồn đọng đơn xin thẻ xanh và tác động lâu dài đối với việc nhập cư vào Hoa Kỳ. Ông cho biết: “Những người nhập cư hợp pháp đang làm việc và con cái của họ có nguy cơ bị mất địa vị trong tình trạng lấp lửng không bao giờ kết thúc.”
Theo Mehta, những thị thực tạm thời do nhân viên tài trợ như H1 “khiến họ rơi vào tình trạng tồn đọng kéo dài mãi mãi cứ hết gia hạn lần này tới lần khác. Rốt cuộc, vì cảm thấy thất vọng, họ chuyển sang các quốc gia có hệ thống và phúc lợi nhập cư hấp dẫn hơn nhiều, như Canada, và thế là Hoa Kỳ có thể không duy trì được vị trí dẫn đầu thế giới trong việc thu hút những người giỏi nhất và thông minh nhất.”
Mehta giải thích, cùng với vợ hoặc chồng, con cái của những người nhập cư được bảo trợ này sẽ nhận được thị thực H4 tạm thời cho đến 21 tuổi, khi đó rất có thể họ sẽ già đi. Còn các em sinh viên du học theo diện F1 cũng đòi hỏi chúng phải có ý định không nhập cư để trở về nước.
Trong khi đó, có giới hạn H1 dành cho nhân viên có bằng thạc sĩ Hoa Kỳ nếu các em tiếp tục học cao học – và nếu những người này đủ may mắn để có được bằng đó, họ sẽ bắt đầu lại quy trình cấp thẻ xanh. Ngày ưu tiên của phụ huynh không thể được chuyển nhượng.
Để khắc phục chính sách, Mehta đề xuất tính các đơn vị gia đình thống nhất thay vì các thành viên gia đình riêng biệt để có giới hạn về việc làm và các danh mục dựa trên gia đình, hoặc cho phép những người có thị thực tạm thời ở Hoa Kỳ nộp đơn xin điều chỉnh tình trạng sớm trước ngày ưu tiên của họ, để con cái của họ có thể được điều chỉnh tình trạng sớm hơn.
Ông nói: “Tưởng tượng mà xem toàn bộ hệ thống này không thể hoạt động được, không thể bảo vệ được, vô nhân đạo đến mức nào, đặc biệt là đối với những thanh thiếu niên ở đây cả đời mà chẳng được gì. Vấn đề này mang tính chính trị, và để giải quyết tồn đọng này là điều khó khăn, nhưng nếu ban hành một chính sách hành chính thành công, thì sẽ có không ít người biết ơn Quốc Hội.”