‘Người chăm sóc’ trong cộng đồng AAPI, rất cần được quan tâm!

(minh họa: Josh Appel/Unsplash)

Người chăm sóc là gì? Có phải chỉ đơn giản là người chăm sóc một cá nhân và hỗ trợ họ trong các nhu cầu hàng ngày?

Không đơn giản như thế, vì trong xã hội Hoa Kỳ, còn nhiều vấn đề liên quan đến công việc của cộng đồng những người luôn muốn giữ bản sắc văn hóa tại thời điểm tư tưởng bài ngoại và khuôn mẫu kéo dài, đang gia tăng và bóp méo nhận thức, gây tổn hại cho toàn bộ cư dân.

Vấn đề được Dịch vụ Truyền thông Sắc tộc (EMS) quan tâm và tổ chức buổi hội thảo trực tuyến hồi tuần qua, với sự tham gia của hơn 80 đại diện cơ quan báo chí toàn quốc.

Diễn giả đầu tiên là cô Kalani Tukuafu – Giám đốc Pasifika của Nguồn lực Hành động Kiến thức Đảo Thái Bình Dương 2 (Pacific Island Knowledge 2 Action Resources -PIK2AR) chia sẻ thông tin chi tiết về dự án cộng đồng đang diễn ra của tổ chức mình,về kinh nghiệm của những người chăm sóc (1) trong cộng đồng AAPI (2).

Các diễn giả: Hàng trên, từ trái: Neeta Patel, Kalani Tukuafu, Benny Lai; Hàng dưới, từ trái: Dianara Rivera, Jessica Eckerstorfer. (ảnh chụp qua màn hình Zoom)

Tukuafu, cho biết một cuộc khảo sát gần đây từ tổ chức phi lợi nhuận về văn hóa có trụ sở tại Utah, nơi cô làm việc, cho thấy “50% người tham gia khảo sát làm công việc chăm sóc trong hơn năm năm, có 67% trong số đó không được đào tạo chính thức và chỉ 26% có được sự hỗ trợ mà họ cần.”

Cô nói, thực tế này cho thấy cần hỗ trợ nhiều hơn cho những người làm công việc “người chăm sóc” (caregiver).

Tukuafu cho biết thêm, PIK2AR sẽ cố vấn và chia sẻ kinh nghiệm của chính họ về công việc chăm sóc và để “mang đến cho công chúng sự hiểu biết sâu sắc hơn, nhiều sắc thái hơn về ý nghĩa của việc tồn tại và việc chăm sóc cho một người trong cộng đồng AAPI sống ở hải ngoại .”

Neeta Patel, Giám đốc điều hành tạm thời của Hiệp hội người Mỹ gốc Á (Asian Americans United-AAU) có trụ sở tại Philadelphia, cho biết vì việc chăm sóc hiệu quả phụ thuộc vào việc hỗ trợ caregiver, nên việc chăm sóc có giá trị nhất diễn ra ở cấp độ tập thể.

Tổ chức của cô hiện đang tập trung vào việc giữ gìn và chăm sóc những người già trong Khu Phố Tàu (Chinatown) chống lại “các quan chức chính phủ tham nhũng phục vụ lợi ích của giới siêu giàu.”

Tại hội thảo, Neeta Patel chia sẻ cách AAU hợp tác với các nhóm cộng đồng khác, đang đấu tranh với những nỗ lực kinh doanh lớn nhằm tái phát triển và phá đi lịch sử của Chinatown ở Philadelphia.

Chinatown ở Philadelphia. (ảnh: Pat Greenhouse/The Boston Globe via Getty Images)

Patel giải thích: “Ba tỷ phú phát triển bất động sản đã công bố kế hoạch xây dựng một đấu trường ở Philadelphia – một kho tàng văn hóa 150 năm tuổi – một trong những Khu Phố Tàu lịch sử lâu đời nhất của cả nước. Chúng tôi đã xây dựng một liên minh giữa các thế hệ để cho thấy các thành viên cộng đồng nhỏ, thu nhập thấp, không nói tiếng Anh có thể liên kết với nhau như thế nào… để bảo vệ văn hóa của mình và đẩy lùi mô hình trục lợi, ảnh hưởng đến các cộng đồng trên khắp đất nước và thế giới. Sự tồn tại của cộng đồng chúng ta đang bị đe dọa.”

Benny Lai, Giám đốc Điều hành Communications and Events at the Seattle-based National Asian Pacific Center on Aging (NAPCA) (Truyền thông và Sự kiện tại Trung tâm Người cao tuổi Quốc gia Châu Á Thái Bình Dương có trụ sở tại Seattle) cho biết điều quan trọng là phải có sự hiểu biết toàn diện hơn về cách cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho các thành viên cộng đồng – đặc biệt là người cao tuổi, những người thường ít có tiếng  nói, để họ nói lên nhu cầu chăm sóc của chính họ.

Lai nói, NAPCA đã làm việc với đạo diễn Risa Morimoto – nhà sản xuất phim và truyền hình, đồng thời là một chuyên gia về lão hóa – để quay các tập phim dài 15 phút có các gia đình người chăm sóc AAPI trên khắp đất nước.

Một trong những điểm thu được lớn nhất của dự án này là thời gian và sự hy sinh. Ông nói: “Chúng tôi thấy ở đây rất cần đến tình yêu thương dành cho người được chăm sóc cha mẹ, nhưng cũng có rất nhiều nỗi thất vọng khi con cái trở thành người chăm sóc chính cho cha mẹ. Đôi khi ngay cả cha mẹ mình, mà họ còn nổi cơn thịnh nộ, khi thấy người già bước đi chậm chạp, tâm trạng thất thường. Đó không phải là công việc dễ dàng.”

Dianara Rivera, Giám đốc Chiến lược Narrative Strategy thuộc Asian American Resource Workshop có trụ sở tại Boston (AARW) cho biết “điều bắt buộc là chúng ta phải tạo ra những không gian chữa lành để chăm sóc cũng như xây dựng quyền lực”, đặc biệt trong thời điểm xảy ra các cuộc tấn công chính trị nhằm vào các thành viên cộng đồng AAPI.

Rivera nói thêm, để đạt được mục tiêu này, AARW đã tổ chức các buổi hội thảo dành cho các nhà lãnh đạo, thành viên và nghệ sĩ cộng đồng AAPI để thu thập những câu chuyện về cách mọi người quan tâm lẫn nhau.

(minh họa: Dominik Lange/Unsplash)

“Những câu chuyện đó mang tính chính trị và liên quan đến việc chăm sóc tập thể như thế nào khi chúng tôi hỏi những rào cản đối với việc chúng tôi yêu cầu giúp đỡ là gì,” Rivera nói. “Những rào cản đó liên quan như thế nào đến cách chúng tôi lớn lên và thuốc giải độc cho những rào cản đó là gì, khi chúng tôi cảm thấy sợ hãi khi bị từ chối. Trong nhiều gia đình nhập cư châu Á, bạn cảm thấy mình không thể nói về những vấn đề này, và việc trao quyền cho những người được chăm sóc đòi hỏi phải tránh xa những kỳ vọng mang tính giao tiếp.”

Jessica Eckerstorfer, Đồng Giám đốc Điều hành The Southeast Asian Diaspora (Dự án Cộng đồng người di cư Đông Nam Á -SEAD), nói về một tập truyện gần đây do tổ chức của cô có trụ sở tại Minneapolis phát hành – “Knowing Our Joy”, tập trung vào những câu chuyện về niềm vui với người lớn tuổi, khi được họ kể về những câu chuyện, kỷ niệm của họ. Qua đó, người chăm sóc có thể kết nối với quê hương, bảo tồn truyền thống học hỏi từ quá khứ và giữ cho tiếng nói của cộng đồng mình cho các thế hệ mai sau.”

Đối với dự án này, Eckerstorfer cho biết có 17 người kể lại chuyện của họ thời trai trẻ. Thông qua quá trình thu thập câu chuyện, nhiều người tham gia lưu ý rằng người lớn tuổi đang cởi mở hơn về những điều mà họ chưa từng nghe đến trước đây, những niềm vui thời thơ ấu, hoặc những “chấn thương” thời chiến như trường hợp các bác lớn tuổi người Việt Nam.

“Điều quan trọng là caregiver phải tạo ra ‘những khoảnh khắc vui vẻ và hạnh phúc’ ở những người mà họ chăm sóc,” Eckerstorfer nói.

(1) Người chăm sóc hỗ trợ những người không thể hoàn thành các công việc cơ bản, chẳng hạn như người già, người mắc bệnh tâm thần hoặc người khuyết tật. Nhiệm vụ của người chăm sóc bao gồm quản lý thuốc, giúp khách hàng hoàn thành các nhiệm vụ chăm sóc cá nhân, chẳng hạn như tắm rửa, mặc quần áo, ăn uống hoặc chải chuốt và tuân theo kế hoạch chăm sóc sức khỏe theo quy định của bệnh nhân.

(2) Cộng đồng Asian American and Pacific Islanders (AAPI) bao gồm khoảng 50 nhóm dân tộc riêng biệt nói hơn 100 ngôn ngữ, có mối liên hệ với tổ tiên của người Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Việt Nam, Đại Hàn, Hawaii và các dân đảo châu Á và Thái Bình Dương khác.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Hình như là…
Người bạn nàng, bạn thời trung học, tha thiết rủ rê nàng sang Mỹ chơi một chuyến. Hắn bảo, nhà cửa hắn rộng rãi thoải mái, không việc gì phải…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: