Từ khi nào giới chức lãnh đạo giáo dục trở thành con buôn vô liêm sỉ?

Biếm họa của tác giả Lý Trực Dũng

CẢI CÁCH GIÁO DỤC MADE IN VIETNAM

Không biết trên thế giới còn có nước nào loạn CẢI CÁCH GIÁO DỤC như Việt Nam? Thực chất cái gọi là CẢI CÁCH GIÁO DỤC này là gì? Vì tương lai của triệu triệu con em dân Việt và đất nước Việt Nam hay vì mưu đồ chính trị và lợi ích của phe nhóm nào đó từ các cơ quan quyền lực cao nhất xuống đến Bộ Giáo dục & Đào tạo bằng các quyết định “đột phá” như cải cách thi cử, phong trào chống tiêu cực, chống bệnh thành tích, đổi mới sách giáo khoa…

Còn nhớ cách đây hơn chục năm, Bộ này chủ trương phát triển đại trà các trường đại học không cần đếm xỉa đến các điều kiện cần thiết phải có, phải đủ cho nó về có sở trường lớp và đội ngũ giáo viên… Kết quả: Hàng trăm trường đại học mọc lên như nấm… rồi chết nhanh như nấm gặp hạn. Vô số nhà đầu tư khóc dở mếu dở. Tin vỉa hè làm chúng ta phải giật mình: Một chữ ký phê duyệt để thành lập trường cả trăm trường đại học tư này của các “Mr.” có chức quyền ở Bộ GD&ĐT có giá chỉ $20,000!? Bộ trưởng Bộ Giáo dục thời đó 2006-2010 là ông GS.TS Nguyễn Thiện Nhân sau này rất nổi tiếng với phát ngôn để đời khi làm Bí thư Thành ủy TP.HCM: “Tôi nói giọng Bắc nhưng là người miền Nam, tôi không gạt bà con đâu!”

Biếm họa của tác giả Lý Trực Dũng

BIÊN SOẠN VÀ ĐỔI MỚI SÁCH GIÁO KHOA, MÓN HÀNG VÔ CÙNG BÉO BỞ

Theo tôi, ở châu Á có hai nước mà ở đó bố mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả để con mình được học càng cao càng tốt nhằm đổi đời: Đó là Hàn Quốc và Việt Nam. Dân số Việt Nam 2020 là 97.34 triệu người. 2022 là 98.88 triệu người. Từ 2020 đến nay, mỗi năm có 1.3 đến 1.5 triệu trẻ em được sinh ra.

Và các em về lý thuyết đều phải được đến trường đi học. Đây chính là “khách hàng” tiềm năng, béo bở của lũ “con buôn giáo dục” nhân danh: “Có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” và “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW” v.v…

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa biên soạn, thẩm định rồi cả in ấn. Chúng ta còn nhớ cái Bộ này đã từng “chỉ xin” 34 ngàn tỉ đồng để đổi mới Sách Giáo Khoa! Thế là các giáo sư và tiến sĩ có tên tuổi đua nhau soạn, tranh cãi to tiếng mạt sát nhau để giành quyền được phê duyệt, rồi nhồi nhét đủ thứ vô bổ vào sách giáo khoa mà nếu bắt các “giáo sư” và “tiến sĩ” soạn sách giáo khoa này phải đọc và phải học sách giáo khoa của nhau thì tôi chắc là họ sẽ chửi bới nhau hơn cái chợ.

Từ nhiều năm nay, Bộ GD&ĐT đã nhẫn tâm biến hàng triệu trẻ em ngay từ lớp 1, lớp 2 nhiều khi đi không vững vì phải vác trên vai cả đống sách giáo khoa to tướng và bị biến thành vẹt khốn khổ đến mụ người phải ngày đêm học thuộc lòng khối lượng bài vở quá lớn và không được có tư duy độc lập! Bọn họ chức danh giáo sư-tiến sĩ đầy mình vì sự nghiệp trồng người mới XHCN? Không, ngắn gọn, họ chỉ vì tiền !

Biếm họa của tác giả Lý Trực Dũng
Biếm họa của tác giả Lý Trực Dũng
Biếm họa của tác giả Lý Trực Dũng
Các quý vị lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo có biết đến một quyển sách giáo khoa nào của VNCH trước 1975 không? Thế này đã đủ nhân văn chưa? Nhiều bạn tôi từng được mượn SGK này để học!

VÔ LIÊM SỈ

Tôi không hiểu ông GS TS Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và ông GS TS Nguyễn Minh Thuyết nghĩ gì khi phát biểu vô cùng phản cảm, trơ trẽn: “Sách giáo khoa đắt gắp 2-3 lần vì “khổ to”, “giấy đẹp”; “nếu không tăng giá sách mới, nhà xuất bản sẽ lỗ!”.

Chả nhẽ họ không biết hiện có hàng ngàn các cháu nhỏ đặc biệt ở các vùng xa, miền núi cơm còn không đủ ăn, áo quần không đủ mặc, phải học trong các trường lớp tranh tre dột nát, vở còn thiếu nói gì đến sách giáo khoa. Chả nhẽ người như họ không bao giờ xem chương trình “Cặp lá yêu thương” của VTV 24h phát lúc 18g30 hàng ngày nêu hoàn cảnh rất khổ, rất thương tâm của các cháu nhỏ khắp mọi miền đất nước cần được trợ giúp để khỏi bỏ học? Chả nhẽ họ không biết mức học phí hiện đã tăng gấp năm lần rồi giờ SGK đắt hơn 2-3 lần?

Sự dã man là “bọn họ” cố tình bắt học sinh phải làm bài tập ngay trên SGK để năm sau không thể sử dụng SGK này mà buộc phải mua SGK mới. Tiền lãi từ tăng giá SGK gấp 2-3 vì “to hơn, giấy đẹp hơn” chạy vào túi ai nhỉ? Đối với tôi, các “đồng chí” dính vào phi vụ này chỉ là bọn con buôn chữ. Bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội phải chua chát: “Mỗi năm phụ huynh bỏ 1,000 tỷ mua SGK rồi bán giấy vụn!”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: