Báo động tình trạng bỏ rơi trẻ sơ sinh

Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi đang được chăm sóc tại Trạm Y tế xã Hòa Phú. Nguồn: Báo CAND

Sự việc diễn ra tại Phú Yên. Vào ngày 20 Tháng Sáu, vợ ông Nguyễn Văn Hoàng (SN 1971) – và bà Nguyễn Thị Kim Loan (SN 1974, sống ở thôn Liên Thạch, xã Hòa Phú) tình cờ phát hiện một túi nylon lớn màu đen đặt trước cửa ra vào trang trại sản xuất, chăn nuôi của gia đình ông ở thôn Lạc Mỹ, xã Hòa Phú.

Khi mở ra họ phát hiện một bé gái sơ sinh được bọc trong hai chiếc áo vải màu vàng và hồng. Ngay sau đó, vợ chồng ông Hoàng đưa bé gái này đến Trạm Y tế xã Hòa Phú để kiểm tra sức khỏe và chăm sóc y tế. UBND xã Hòa Phú đã thông báo trên hệ thống truyền thanh của địa phương. Đến chiều ngày 22 Tháng Sáu vẫn chưa có người thân đến nhận, nên vợ chồng ông Hoàng đã báo cáo cho UBND huyện Tây Hòa giải quyết theo quy định pháp luật.

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cơ sở 2, huyện Bình Chánh. Nguồn: Báo Bảo Vệ Pháp Luật

Cách đây một tuần, bệnh viện Nhi đồng thành phố cơ sở 2, huyện Bình Chánh, TP Sài Gòn, một bà mẹ cũng đã ném con từ lầu 5 bệnh viện xuống đất. Khi bác sĩ thông báo bệnh tình của bé sơ sinh hai tháng tuổi, người mẹ bàn bạc với chồng việc điều trị thì xảy ra mâu thuẫn. Trong lúc quẫn trí, trầm cảm vì nghĩ con bệnh nặng, không tiền chữa trị nên người mẹ đã ném con qua cửa thông gió…

Sự việc bỏ rơi trẻ sơ sinh khi trẻ đã tử vong, dẫn đến tử vong hay được cứu sống có nhiều ý kiến nhưng tuyệt đại đa số cho đó là hành vi tội ác, mất nhân tính: “Hổ dữ không ăn thịt con”; lương tâm bị đánh mất; chối bỏ trách nhiệm đối với hành vi; hậu quả lối sống buông thả “yêu là dâng hiến”; là tội ác giết người…

Hiện nay, chỉ cần gõ lên Google cụm từ “trẻ sơ sinh bị bỏ rơi” sẽ nhận được rất nhiều thông tin, địa chỉ vấn nạn. Đây là hiện tượng rất đáng báo động. Trẻ ra đời dù là sản phẩm tình yêu của cha mẹ hay không phải thì chúng cũng cần phải được thương yêu, vì chúng là con người! Quan niệm đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam đến đạo đức của hầu hết tôn giáo, tín ngưỡng thì việc chối bỏ thai nhi (phát triển bình thường), chối bỏ trẻ sơ sinh dẫn đến tử vong là hành vi giết người, được khuyến cáo “dừng tay”, bị nghiêm cấm.

Theo thống kê, kể từ khi hình thành nghĩa trang Đồng Nhi TP. Pleiku (năm 1992) đến nay, có gần 30 ngàn ngôi mộ được xây cất. Đó chỉ là phần nổi của tảng băng, thực tế thai nhi bị chối bỏ còn nhiều hơn thế. Rất đáng báo động.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: