Bình Dương: Hơn 1,100 công chức bỏ việc vì lương không đủ sống

Tại Bình Dương có hơn 1.100 công chức và viên chức nghỉ việc, bỏ việc trong thời gian qua. Ảnh: Lao Động

Điều này đối chọi với các báo cáo về kinh tế được chính quyền tô hồng, như “kinh tế phát triển vượt chỉ tiêu”, hay “hoàn thành vượt mức kế hoạch”,…

Theo thống kê, chỉ hơn một năm qua, Bình Dương đã có đến hơn 1,100 công chức, viên chức nghỉ việc, bỏ việc. Điều đáng quan ngại là số người công tác trong hai lãnh vực giáo dục và y tế bỏ việc nhiều nhất.

Theo UBND tỉnh Bình Dương, tổng biên chế được giao năm 2023 của tỉnh là 24,722 người. Trong đó, công chức là 1,780, viên chức là 22,942.

Từ ngày 1.1.2022 đến ngày 30.9.2023, số lượng công chức, viên chức thôi việc, bỏ việc là 1,125 trường hợp. Trong đó, viên chức sự nghiệp giáo dục là 675 trường hợp, y tế là 270 trường hợp.

Đương nhiên, chính quyền cũng có đánh giá về hiện tượng bỏ việc này, và họ liệt kê được một số nguyên nhân.

Nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là “chính sách tiền lương chưa thỏa đáng”. Chính quyền nói do thu nhập chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của bản thân và gia đình CBCCVC; chưa tạo được động lực thúc đẩy CBCCVC phấn đấu, gắn bó lâu dài với cơ quan Nhà nước.

Còn người dân thì cho biết họ không chấp nhận đồng lương “chết đói” nữa. “Chúng tôi làm không đủ ăn, phải chạy gạo từng bữa, thế nhưng dù lương lãnh đạo vẫn thấp, nhưng họ lại sống phè phỡn”, một người dân phản ứng gay gắt khi được hỏi lý do bỏ việc. Ông nói tiếp:

“Điều này chứng tỏ lãnh đạo không sống bằng lương, mà sống bằng bổng lộc. Bổng lộc ở đâu ra thì ai cũng biết”.

Lương thấp và công việc áp lực khiến nhiều nhân viên y tế phải nghỉ việc. Ảnh: Lao Động

Thêm một nguyên nhân khiến công chức trong hai tổ chức giáo dục và y tế bỏ việc nhiều là áp lực công việc. Nếu lương cao mà áp lực công việc nặng nề thì họ chấp nhận đánh đổi. Thế nhưng lương thấp, khối lượng công việc lại ngày một tăng tạo nên áp lực rất lớn đối với họ.

Ông Nguyễn M., một y tá bệnh viện cho biết: “Nếu cứ kéo dài tình trạng như thế này chắc tôi không bị nhồi máu cơ tim thì cũng bị tai biến mạch máu não. Cứ bước vào bệnh viện là phải chạy trối chết với công việc mà không lúc nào xong cả”.

Cuối cùng, với khả năng và kinh nghiệm, ông M. đã được một bệnh viện tư nhận vào làm việc với lương tháng gấp ba lần lương công chức, cùng với nhiều quyền lợi khác. Ông bỏ đi mà không hề luyến tiếc hơn 20 năm công tác của mình.

Ngày 22 Tháng Mười Một, UBND tỉnh Bình Dương cho biết, vừa qua, trong chương trình làm việc với Đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ, tỉnh Bình Dương có nhiều đề xuất và kiến nghị khắc phục tình trạng công nhân viên chức bỏ việc.

Cụ thể, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sớm triển khai chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài vào cơ quan Nhà nước.

Đặc biệt, kiến nghị Trung ương rà soát, cân đối lại biên chế giữa các địa phương, nhất là những địa phương có dân số cơ học tăng nhanh, tốc độ phát triển kinh tế – xã hội cao như Bình Dương.

Dư luận cho rằng những kiến nghị này không mới, và thực tế đã chứng minh nó không có hiệu quả, vì luôn bị lãnh đạo các cấp lợi dụng để đưa người nhà, người thân tín của họ vào nguồn máy nhà nước mà thôi.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: