‘Bộ Công thương trồng lúa trên giấy nên mới lời 100%’

Ông Nguyễn Anh Dũng – Giám đốc HTX Giống Nông nghiệp Định An ở tỉnh Đồng Tháp cho biết, giá thành sản xuất lúa bình quân của nông dân địa phương là 6.100 đồng/kg. Ảnh: Huỳnh Xây/Dân Việt

Đó là một trong hàng trăm phản ứng của nông dân trước báo cáo của Bộ Công thương cho rằng nông dân trồng lúa lời tới 100%.

Có người nói thẳng, “đó là báo cáo láo, không đúng thực tế”.

Một độc giả của báo Tuổi Trẻ viết: “Nông dân mần lúa mà lời 100% là theo cách tính của mấy bác mang giày tây, mặc comple, ‘cấy lúa’ trên bàn thôi. Chứ bà con nông dân xứ tui, có mùa còn trắng tay mà!”

Trước đó, trong báo cáo của Bộ Công thương về kết quả xuất khẩu gạo năm 2022 và phương hướng xuất khẩu gạo năm 2023, Bộ Công thương đã có đánh giá chung: Lượng lúa gạo đã được tiêu thụ hết cho người nông dân. Bảo đảm lợi ích người trồng lúa có lãi, bình ổn giá thóc, gạo trong nước.

Dẫn chứng về vấn đề này được Bộ Công thương đưa ra đó là, giá thành sản xuất bình quân mà Bộ Tài chính công bố là 3,219 đồng/kg. Song, mức giá thóc trên thị trường là 6,650 đồng/kg, như vậy người nông dân có lợi nhuận trên 100%.

Nông dân An Giang thu hoạch lúa Đông Xuân 2022-2023 tại các huyện Phú Tân, Tịnh Biên và Tri Tôn – Ảnh: Tuổi Trẻ

Chẳng biết dựa vào đâu Bô Công thương đưa ra con số đầu tư 3,219 đồng cho một kilogram lúa, trong khi theo ông Nguyễn Thanh Hồng, Chủ tịch HĐQT HTX Toàn Phát (Cần Thơ), tổng chi phí đầu tư (máy móc, nhân công, lãi vay ngân hàng,…) khoảng 5,100 đồng/kg lúa.

Như thế, dù vẫn chưa tính đủ, người nông dân chỉ lãi khoảng 1,100 đồng đến 2,500 đồng/kg thóc. Tính ra, lãi chỉ khoảng 30% trong những năm được mùa, năm nào bị thiên tai, cả làng đóng bị đi ăn xin, thì chẳng có phần trăm nào cả.

Có một điều quan trọng mà ông Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên quên là dù người nông dân trực tiếp làm ra hạt gạo, nhưng họ lại không được quyền định giá bán. Với mức giá trung bình khoảng 6,500-6,650 đồng/kg hiện là mức thu mua của các doanh nghiệp hoặc một số thương lái lớn. Còn giá mua của những người thu mua nhỏ lẻ như hàng xáo thì còn thấp hơn nữa.

Giá phân bón tăng cao khiến nhiều nông dân gặp khó – Ảnh: Tuổi Trẻ

Như thế, chính thương lái là người chi phối giá lúa của nông dân, và đã không ít lần, thương lái kết hợp với các công ty xuất nhập khẩu gạo của nhà nước, o ép giá gạo của nông dân đến họ phải khóc ròng vì lỗ.

Nhiều người cho rằng “bệnh tô hồng thành tích” của các bộ, ngành ngày càng nặng, “không còn liêm sỉ”. Điều này khiến các nông dân phản ứng gây gắt. Ông Đào Trọng Hưởng, một nông dân ở Kiên Giang viết:

“Ông nào báo cáo nông dân sản xuất lúa lãi 100% đến Kiên Giang tôi giao cho 50 công đất làm… Nếu không đạt các ông tính gì? Cán bộ đầu ngành mà phát ngôn cảm tính thế thì sao định hướng tốt được nền nông nghiệp Việt Nam? Mới được vụ này giá lúa vừa mới tăng chút lại nói vậy. Vụ này mà giá lúa như năm rồi thì nông dân bỏ trồng lúa hết rồi các ông ạ! Các ông đừng ngồi trên bàn giấy mà khẳng định, đi thực tế kiểm tra giá vật tư, chất lượng vật tư nông nghiệp lại đi các vị cho nông dân bớt gánh nặng”.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: