Các công ty dệt may đứng trước nguy cơ phá sản hàng loạt

Doanh thu dệt may sụt giảm vì vắng bóng đơn hàng – Ảnh: Garmex

Trong năm 2023, ngành dệt may trong nước tiếp tục gặp khó khăn thể hiện trong nhiều báo cáo tài chính Quý 3. Nhiều doanh nghiệp báo cáo, doanh thu tiếp tục sụt giảm khi ngày càng khó kiếm đơn hàng.

Garmex Sài Gòn (mã CK: GMC) – một doanh nghiệp xuất khẩu dệt may có tiếng ở Sài Gòn – doanh thu hợp nhất vỏn vẹn 73 triệu đồng trong Quý 3. Đây là quý thứ năm liên tiếp họ phải bù lỗ.

Giải trình về kết quả kinh doanh, bà Nguyễn Minh Hằng – Tổng giám đốc Garmex Sài Gòn – cho biết “công ty không có đơn hàng”, doanh thu trong Quý 3 đến từ dịch vụ, chứ không phải sản xuất.

Với doanh thu như thế, Garmex Sài Gòn tiếp tục lỗ gần 11 tỉ đồng trong quý này, xấp xỉ mức lỗ năm trước.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, Garmex Sài Gòn ghi nhận doanh thu đạt 8.1 tỉ đồng, giảm 97% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế âm hơn 44 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 6.8 tỉ đồng.

Đi cùng với sự khó khăn về kinh doanh là cắt giảm nhân sự. Tại thời điểm cuối Tháng Chín, Garmex Sài Gòn chỉ còn 37 nhân sự, giảm bốn người so với cuối Quý 2-2023 nhưng giảm hơn 1,900 người so với cuối năm 2022 và hơn 3,700 người so với cuối 2021.

Tình hình sản xuất tại Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ (mã CK: STK) cũng chẳng sáng sủa hơn Garmex Sài Gòn.

Ban lãnh đạo Sợi Thế Kỷ cho biết doanh số và giá bán hàng bình quân trong Quý 3-2023 thấp hơn so với cùng kỳ do các khách hàng gián tiếp và trực tiếp thu hẹp quy mô đơn hàng là chính yếu, các chỉ tiêu còn lại ảnh hưởng không đáng kể đến kết quả kinh doanh.

Gộp chung 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần Sợi Thế Kỷ đạt gần 1,072 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 55.7 tỉ đồng, giảm lần lượt 36% và 74% so với cùng kỳ.

Khó khăn chung ngành dệt may cũng không ngoại trừ Công ty cổ phần Dệt may Huế (HDM). Báo cáo tài chính Quý 3 cho thấy doanh thu thuần Dệt may Huế đạt gần 386 tỉ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 69 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái.

Điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh ngành dệt may đến từ kết quả kinh doanh Tổng công ty May 10 (M10). Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý ba, doanh thu May 10 đạt 1,139 tỉ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ, tuy vậy lợi nhuận sau thuế May 10 vẫn đạt 31 tỉ đồng, tăng 25%.

Nói chung, ngành dệt may đang đứng trước nguy cơ phá sản hàng loạt nếu nhà nước không có kế hoạch giúp đỡ họ vượt khó khăn trong giai đoạn này. Ngành dệt may là nơi tập trung công nhân nhiều nhất, trước tình hình bi đát này, hàng loạt công nhân phải nghỉ việc đã tạo thêm gánh nặng cho xã hội, và kéo theo nhiều hệ quả xấu không thể lường trước.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: