Dân biết cả, trước khi Hà Nội công bố: Võ Văn Thưởng là Chủ tịch nước

(Ảnh: Quốc hội)

Vài ngày trước khi Đảng CSVN nhóm họp để xác định cho việc công bố chính thức ai sẽ là chủ tịch nước, thay cho Nguyễn Xuân Phúc tình nguyện về hưu, hầu như dân chúng quan tâm đến thời sự đều biết Võ Văn Thưởng, một người miền Nam được thay máu lãnh đạo ở miền Bắc, sẽ vào chiếc ghế để trống.

Chiều ngày 1 Tháng Ba 2023, từ cuộc họp bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, mọi thứ đã được tiết lộ cái tên như dự đoán: Võ Văn Thưởng. Như vậy, người ta nhìn thấy ông Nguyễn Phú Trọng bằng cách nào đó đã thuyết phục được Tô Lâm tiếp tục giữ chức Bộ trưởng Công an cho đến tuổi hưu, để lại ghế cho Thưởng, một người miền Nam nhưng rất giáo điều, không khác gì Trọng.

Tuy nhiên, một nguồn tin khác chưa được kiểm chứng từ Hà Nội nói, Tô Lâm hoàn toàn sợ chiếc ghế chủ tịch. Vì nếu ở vai trò Bộ trưởng Công an, Tô Lâm vẫn có nhiều quyền lực khuynh loát hơn, và được bao bọc bởi đội ngũ tay chân đã cài đặt khắp nơi. Việc ngồi vào chiếc ghế chủ tịch và phải từ bỏ vai trò Bộ trưởng Công an, giống như là Lâm sẽ tự tước súng mình và vào vị trí dễ bị tấn công nhất. Cái gương Trần Đại Quang vẫn còn sờ sờ. Và Lâm thì lúc này, vẫn chưa biết thật sự ai là thù, ai là bạn trong giới chóp bu.

Theo thủ tục, sau khi được Ban Chấp hành Trung ương bầu chọn, ông Thưởng vẫn phải được Quốc hội phê chuẩn chính thức trong một phiên họp bất thường dự định diễn ra vào ngày 2 Tháng Ba. Ông Võ Văn Thưởng, 52 tuổi, là người sẽ thay thế Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, người vừa xin từ chức vào hồi Tháng Một vừa qua vì những sai phạm của cấp dưới – hay nói đúng hơn là một thỏa thuận để bảo vệ gia đình và bản thân trước những hồ sơ liên quan sai phạm. Thưởng được ông Trọng chọn, và kín đáo giới thiệu trước với Trung Quốc bằng cách cùng đưa đi Bắc Kinh, trong chuyến thăm vào Tháng Mười Một 2022.

Giáo sư  Carl Thayer, Học viện Quốc Phòng Úc, trong một dự đoán đưa ra vào ngày 20 Tháng Hai, cũng đã chỉ đến cái tên Võ Văn Thưởng. Lý do là Thưởng được cất nhắc, theo ông Carl Thayer, là bởi Thưởng chưa có sai phạm gì về tham nhũng – hoặc được che đậy giỏi, cũng như Thưởng hoàn toàn giống Trọng ở niềm tin và giáo điều cộng sản. “Xưa nay bao giờ tổng bí thư cũng phải là người ngoài Bắc. Ông Thưởng cũng có thể xem là trường hợp lai giữa hai miền. Điều đó sẽ làm cho ông ấy trở nên đáng tin cậy hơn”, ông Carl Thayer nói.

Thân thế của Võ Văn Thưởng là điều khiến mọi người chú ý vào lúc này: Sao mà Thưởng leo cao nhanh và nhẹ nhàng đến thế? Theo hồ sơ, Thưởng sinh ra ở Hải Dương nhưng quê cha ở Vĩnh Long, thời làm cán bộ Đoàn ở Sài Gòn lại được ông Võ Văn Kiệt nhận đỡ đầu. Trong lý lịch của đảng ghi: Cha của Võ Văn Thưởng là Võ Trần Chí. Mẹ của Võ Văn Thưởng là con gái của Võ Văn Kiệt, vì thế, ông là cháu trai của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Nhưng các nguồn tin trong nội bộ nói, Thưởng chính là con của Võ Văn Kiệt và bà Phan Lương Cầm, người vợ thứ hai của ông ta. Năm 1968, bà Cầm sang Liên Xô làm luận án tiến sĩ đã gặp ông Kiệt công tác tại đây. Đứa con của hai người, sau đó do gia đình bà Cầm nuôi giữ cho đến khi khôn lớn. Sau năm 1975, ông Kiệt đã đưa Thưởng về Vĩnh Long làm lại giấy tờ, lấy lại họ Võ. Chi tiết này lý giải việc vì sao trong khai sinh, Võ Văn Thưởng có nơi sinh là Hải Dương, nhưng quê quán là Vĩnh Long.

Cũng có một số người vui mừng, vì lâu nay trong tứ trụ của Ba Đình không có người miền Nam. Thế nhưng cần nhớ, dù Võ Văn Thưởng có gốc gác là miền Nam, và người cha là một cán bộ cộng sản cấp cao có ý thức cấp tiến có cái chết đầy mờ ám vào lúc có nhiều tác động chính trị vô cùng quan trọng, nhưng tinh thần và suy nghĩ của Thưởng được sánh như một Nguyễn Phú Trọng trẻ. Tức Thưởng không biết gì khác, ngoài phục vụ chủ nghĩa cộng sản và ăn, thở cùng với đảng Cộng sản.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: