Điện Biên: Hơn 20 người phải cấp cứu vì sử dụng nước hồ nhiễm thuốc diệt cỏ

Thuốc diệt cỏ được phun trực tiếp vào nguồn nước khiến hàng chục người dân ngộ độc. Ảnh: Lao Động

Sáng 26 Tháng Tám, Trung tâm Y tế huyện Điện Biên đã tiếp nhận 21 người dân (thuộc 5 gia đình) bản Co Pục, xã Hua Thanh (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) nhập viện cấp cứu nghi do uống phải nước nhiễm thuốc diệt cỏ.

Rất may không có ai trở bệnh nặng, sau khi các bác sĩ tiến hành một số biện pháp giải độc, và điều trị triệu chứng. Hiện sức khỏe các bệnh nhân đều ổn định, và đang được theo dõi thêm.

Trước đó, những người thuộc 4 gia đình ở bản Co Pục khi sử dụng nguồn nước lấy từ hồ Nậm Khẩu Hu về sử dụng đã có biểu hiện bị ngộ độc.

Nguyên nhân của vụ việc được xác định do những ngày trước đó, đơn vị vận hành khai thác công trình thủy lợi hồ Nậm Khẩu Hu (xã Hua Thanh) đã cho nhân viên phun thuốc trừ cỏ gần nguồn nước các gia đình này lấy về sử dụng.

Nhà máy Thủy điện Nậm Khẩu Hu của Công ty Cổ phần Trường Thịnh, Điện Biên. Ảnh: Lao Động

Nhân viên bảo vệ Nhà máy thủy điện Nậm Khẩu Hu thừa nhận đã phun thuốc diệt cỏ  xung quanh 2 bên đường ống dẫn của thủy điện. Trong khi đó, nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân là nguồn nước hở nằm sát đường ống. Xung quanh nguồn nước bán kính khoảng vài chục mét, toàn bộ cây cỏ đều chết cháy.

Ông Lường Văn Dũng – Trưởng bản Co Pục – cho biết, có 5 gia đình sử dụng nguồn nước dẫn từ khe nước này về sinh hoạt, trong đó có cả gia đình ông. Những người phải nhập viện cấp cứu và tất cả đều có chung một dấu hiệu ngộ độc: đau tức ngực, rát họng, nôn mửa và thở nhanh…

Ông Dũng cũng cho biết, chỉ đến khi ông gọi điện thoại về nhà máy hỏi thì người bảo vệ mới thừa nhận là đã phun thuốc diệt cỏ từ 15h ngày 17 Tháng Tám, nhưng quên không thông báo.

Bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên có 100% là đồng bào dân tộc Khơ Mú, hầu hết thuộc diện hộ nghèo. Ảnh: Lao Động

Ông Trần Quốc Hùng – Giám đốc Công ty Cổ phần Trường Thịnh (Đơn vị quản lý Thủy điện Nậm Khẩu Hu) – cho biết, từ trước đến này nhà máy chỉ cho phép phát dọn bằng tay, việc phun thuốc diệt cỏ là bảo vệ tự ý thực hiện.

Ông Hùng đã yêu cầu quản đốc nhà máy giải trình việc giao nhiệm vụ cho bảo vệ. Đồng thời, có trách nhiệm quan tâm, chi trả toàn bộ viện phí cho những người dân bị ảnh hưởng. Về lâu dài sẽ hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng theo kết luận của cơ quan y tế.

Theo một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Điện Biên, tuy các bệnh nhân không còn nguy hiểm đến tính mạng, nhưng về lâu dài, sức khỏe của họ vẫn bị ảnh hưởng vì thuốc diệt cỏ có thể để lại biến chứng dai dẳng cho nạn nhân.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: