Tình hình việc làm có lẽ bi đát hơn nhiều so với các báo cáo tô hồng của chính quyền.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, từ đầu năm 2023 đến nay, doanh nghiệp hoạt động trong tỉnh đã tạo thêm công việc cho hơn 11,200 người. Tuy nhiên, con số này là gì so với hơn 36,300 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương.
Theo ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh, tín hiệu tuyển dụng chưa khả quan, vì chỉ có một số doanh nghiệp nhỏ cần người, nhưng không nhiều. Mặt khác, họ không có nhu cầu tuyển lao động phổ thông, nên những người không có tay nghề vẫn chịu cảnh thất nghiệp.
Vẫn theo ông Tuyên, một số giải pháp Sở LĐ-TB-XH đang triển khai để giúp người lao động tìm kiếm việc làm như gắn kết giữa các trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp nhằm nâng cao các kỹ năng tay nghề cho người lao động kịp thời nắm bắt công nghệ sản xuất mới tại doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều người muốn theo học những lại khó khăn về khoản học phí, mặt khác chất lượng những khóa đào tạo tay nghề thường rất thấp, không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Trong khí đó ở Thanh Hóa, hơn 200 chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn, giựt hàng chục tỷ đồng tiền BHXH của công nhân.
Theo thống kê của BHXH Thanh Hóa, năm 2022, tỉnh này có 520 doanh nghiệp nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN khó thu với tổng số nợ là hơn 121 tỷ đồng, trong đó có hơn 220 chủ doanh nghiệp bỏ trốn, với số tiền nợ lên đến hàng chục tỷ đồng.
BHXH tỉnh Thanh Hóa cũng đã chỉ đạo BHXH cấp huyện cung cấp số liệu, phối hợp với tổ chức công đoàn khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH. Tuy nhiên, do còn những khó khăn, vướng mắc, nhất là về mặt pháp lý trong khởi kiện nên đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa thực hiện khởi kiện được doanh nghiệp nào.
Như thế, hàng ngàn người lao động bị nghỉ việc sẽ không nhận được bất kỳ quyền lợi nào về BHXH cho đến khi chính quyền thu được tiền từ các chủ doanh nghiệp đang bỏ trốn, hoặc nhà nước đồng ý giải quyết trước quyền lợi cho người lao động.
Thế nhưng, điều này khó có khả năng xảy ra.