Học bác sĩ nhưng không được đụng đến bệnh án

Sinh viên Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) thực hành tại phòng thực hành của khoa – Ảnh: Thanh Niên

Đó là một thực tế không chỉ đáng buồn, mà còn là chỉ dấu báo động tay nghề của các bác sĩ tương lai.

Trong buổi làm việc với Bộ Y tế ngày 24 Tháng Sáu, GS-TS Đặng Vạn Phước – Trưởng Khoa Y ĐH Quốc gia tại Sài Gòn – nhận định như thế trong lo lắng: “Sinh viên y năm thứ  6 bây giờ không được đụng tới bệnh án, không viết bệnh án… Tức là càng ngày tay nghề của các em càng kém”.

Ông Phước cho biết, đào tạo ngành y phải tạo được “chân đế” kiến thức vững để bác sĩ khi hành nghề, càng lên cao thì càng vững. Nếu sinh viên ngành y bị lỗ hổng kiến thức thì sau này khó lòng bù đáp được. Ông nói thêm:

“Nghề y vẫn là nghề học nghề, nên việc đào tạo thực hành cực kỳ quan trọng. Nhưng chúng ta đang quá tải vấn đề thực hành, quá nhiều sinh viên trong khi cơ sở thực hành không có”.

Sinh viên ngành y đang gặp khó khăn về chỗ thực tập – Ảnh: Thanh Niên

Theo GS-TS Lê Minh Trí, Phó trưởng Khoa Y, phụ trách ngành dược, hiện nay tìm kiếm bác sĩ dạy thực hành rất khó, vì lương họ cao, khó, trường không đủ khả năng mời họ về thỉnh giảng. Ông nói:

“Họ đang hưởng mức lương $6,000-$7,000 thì làm sao chúng tôi mời họ về dạy cho mình được. Chúng tôi phải dùng quan hệ cá nhân để kiếm chỗ thực hành cho sinh viên, nhưng không nhiều”.

Do thiếu bác sĩ dạy thực hành nên chuyện một phòng bệnh có 18 bệnh nhân nhưng tới 82 sinh viên thực tập, và chỉ có một bác sĩ dạy thực hành là chuyện phải chấp nhận. Cái khó cho giảng viên là nhiều sinh viên như thế, họ chẳng biết phải dạy làm sao. Còn sinh viên thì họ chẳng biết phải học thế nào.

Theo luật đào tạo, một giảng viên chỉ có tối đa là 15 sinh viên mà thôi.

Hiện nay ở Sài Gòn, nhiều trường đào tạo khối ngành sức khỏe, trong đó có y khoa. Lượng sinh viên đông rất khó để các em thực hành – Ảnh: Thanh Niên

GS-TS Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho rằng đây là khó khăn chung của các trường đang đào tạo khối ngành sức khỏe.

Theo ông Tuấn, giải pháp trước mắt là những trường đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh thì sinh viên không nên thực tập ở các bệnh viện ở thành phố mà  thực tập ở bệnh viện tỉnh. Điều này được rất nhiều nước thực hiện, đây được gọi là phân luồng thực tập.

Điều ông Tuấn không tính đến là liệu các bác sĩ ở tỉnh có hướng dẫn được các sinh viên thực tập hay không.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Hình như là…
Người bạn nàng, bạn thời trung học, tha thiết rủ rê nàng sang Mỹ chơi một chuyến. Hắn bảo, nhà cửa hắn rộng rãi thoải mái, không việc gì phải…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: