Khủng hoảng giá xăng dầu, gần một nửa tàu cá phải nằm bờ

Đồ thị giá xăng (VnExpress)

Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn của chính quyền Việt Nam, khoảng một nửa tàu cá khai thác thủy sản tại các địa phương phải ngừng hoạt động do giá xăng dầu tăng cao.

Theo số liệu từ bộ này, mỗi tháng bình quân hoạt động khai thác thủy sản tiêu thụ khoảng 330 triệu lít dầu, trong khi giá dầu diesel – loại nhiên liệu chính cho tàu khai thác thủy sản, đã tăng hơn 1.7 lần so với cuối năm 2021, cao hơn 12,440 đồng (khoảng $0.52) so với cuối 2021.

Nhiên liệu thường chiếm từ 45 đến 60% chi phí đầu vào cho sản xuất của tàu cá khai thác thủy sản. Khi giá nhiên liệu tăng đẩy giá các mặt hàng khác phục vụ khai thác thủy sản tăng theo từ 10 đến 15%. Kết quả là chi phí đầu vào khai thác thủy sản đội lên từ 35 đến 48%, trong khi giá bán đầu ra lại tăng không đáng kể.

Hiện nay đã có khoảng  40 đến 55% tàu cá ngừng hoạt động do giá xăng dầu tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập, đời sống của ngư dân. Chuỗi cung ứng sản xuất thủy sản trong nước, xuất khẩu bị ảnh hưởng theo.

Hiện nay xăng dầu của Việt Nam bị đánh thuế rất nặng. Mỗi lít xăng dầu chịu bốn loại thuế và ba loại phí. Bốn loại thuế đấy là: Thuế nhập khẩu, Thuế VAT, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế môi trường. Ba loại phí đó là: Phí bình ổn giá; Chi phí kinh doanh định mức; Lợi nhuận định mức. Trong đó các thuế như thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt là không hợp lý.

Lý do về giá xăng dầu chỉ là phần nổi, còn phần chìm của vấn đề là lý do khác. Đó là những năm gần đây, báo chí bị cấm đề cập về vấn đề ngư dân Việt Nam bị “tàu lạ” đâm chìm, bị bắt và bị tịch thu ngư cụ. Vấn đề này chưa bao giờ lắng xuống trên thực tế, nó chỉ lắng xuống trên mặt báo.

Khi cho ngư cụ nằm bờ, ngư dân sẽ không có kế sinh nhai nhưng vì khó khăn trăm bề khi ra khơi nên họ chọn cho tàu nằm bờ. Ra khơi thì tiền lời vẫn không đủ chi trả cho cuộc sống mà còn đối diện với nguy cơ bị bắt, bị đâm chìm tàu vv… nên bà con đã chọn giải pháp cho tàu nằm bờ.

Hiện nay Nhà nước Cộng sản có chủ trương dùng ngư dân để bảo vệ chủ quyền. Họ phát hàng triệu lá cờ để ngư dân ra khơi mà không hề có một trang bị tự vệ nào khác. Nhiều năm nay, ngư dân mất ngư cụ, hư hỏng ngư cụ, thậm chí bỏ mạng nhưng nhà cầm quyền vẫn chưa chưa có giải pháp nào Tuy nhiên, vì không có nghề nào khác để chuyển đổi nên ngư dân đành phải bám biển bất chấp nguy hiểm. Đến nay, giá xăng dầu cao chót vót dường như đã đánh bại ý chí của họ.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: