Nguyễn Phú Trọng qua đời

(Hình: Dân Việt)

Sau những giờ đắn đo về việc loan tin cái chết của ông Trọng, cuối cùng, chiều ngày 19 Tháng Bảy 2024, Bộ Chính trị Đảng CSVN cũng chính thức cho loan tin ông Nguyễn Phú Trọng qua đời hồi 13h38′ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 80 tuổi.

Trong các bản tin không có chi tiết nào nói đến việc ông Trọng qua đời vì bệnh gì, chỉ thấy ghi “sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng”.

Mọi chi tiết về bệnh, và qua đời của ông Trọng, lẫn việc ông được Đảng CSVN trao tặng huân chương Sao Vàng, đều là bí mật. Ngay cả bản tin về lễ trao huân chương cũng được cho biết vắn tắt và không có bất kỳ hình ảnh nào.

Nguyễn Phú Trọng được coi là Đảng trưởng của Đảng CSVN có nhiều quyền lực nhất, kể từ sau thời Lê Duẫn, Đỗ Mười… Dấu ấn của ông là tổ chức hệ thống chống tham nhũng trong nội bộ, được gọi dưới cái tên “đốt lò”. Vô số quan chức đã vào tù, nhiều vụ án lớn bị phanh phui theo quyền điều tra độc lập của Bộ Công An, trong đó có cả những thành phần gần gũi với ông. Nhiều người bình luận rằng, không biết được là Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đã chấp nhận một cuộc thanh trừng không vùng cấm, hay chính ông ta cũng ngậm ngùi, không thể thay đổi tuyên bố của mình, đành hy sinh cả những thuộc hạ thân tín.

Theo nhiều nguồn tin, để đổi lấy vị trí cầm quyền và đẩy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi guồng máy lãnh đạo, ông Trọng đã đi đến một thỏa thuận mà về sau trở thành thông lệ trong hệ thống Đảng: Chọn chấp nhận rời khỏi chức vụ và không có truy tố về những sai phạm.

Mục đích của ông Trọng là dùng lò đốt tham nhũng để làm trong sạch đảng, giữ cho chủ nghĩa cộng sản không sụp đổ, chính danh cầm quyền trong mắt người dân. Nhưng dần dà cuộc đốt lò của ông Trọng biến thành trò săn phù thủy trong Đảng, vô hình trung tạo sức mạnh riêng cho Bộ trưởng Công an, tai hại hơn là làm nền kinh tế chựng lại do các quan chức sợ hãi, không muốn mắc sai lầm trong các quyết định rồi lại bị thanh trừng.

Nhiều người nói ông Trọng là người tốt, lãnh đạo lý tưởng. Nhưng ông Trọng không tốt với bất cứ ai bất đồng chính kiến. Trong thời đại của ông Trọng, bắt bớ và lạm quyền tấn công công dân diễn ra nhiều đến mức mỗi năm, các tổ chức nhân quyền trên thế giới đều đưa ra những danh sách dài vi phạm, đặc biệt với điều luật tự do bắt giữ và khởi tố 331 và 117.

Mục tiêu của Nguyễn Phú Trọng và giữ vững con đường chủ nghĩa cộng sản, mà chính ông ta cũng chưa biết nó dẫn về đâu. Thậm chí, trung kiên với giáo điều, Nguyễn Phú Trọng sẵn sàng chọn hy sinh kinh tế – coi phương Tây là thù địch để bảo vệ chế độ cộng sản. Điều đó cũng có nghĩa là Trọng cũng có thể hy sinh người dân để bảo vệ lý tưởng cộng sản khi cần.

Nhiều người nói Nguyễn Phú Trọng đáng kính vì là người cộng sản không tham ô. Tuy nhiên, tham ô chỉ là một trong những tiêu chí đánh giá về một nhà chính trị. Yêu nước, thương dân, và lèo lái để đưa dân tộc đi đến tương lai tốt đẹp, đó là mới là giá trị của một nhà lãnh đạo chân chính. Trọng không có những điều đó. Đến chết, Trọng tuyệt đối chỉ có Đảng và thế lực thù địch.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: