Nhiều y, bác sĩ muốn nghỉ việc vì sợ bị đe dọa, bị đánh ngay tại bệnh viện

Ảnh: Cảnh sát quận Bình Thạnh đang thẩm vấn một người nhà bệnh nhân đòi đâm bác sĩ đang cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (PLO)

Bác sĩ  P.H.Th, khoa Cấp cứu – Bệnh viện Nhân dân Gia Định, người bị Đ.Q.B (40 tuổi, ngụ ở Bình Thạnh) “bóp cổ” tại khoa Cấp cứu và có lời lẽ đe dọa đêm vào cuối Tháng Bảy vừa qua, giãi bày: Trong vòng một năm qua, anh đã bị bệnh nhân và người nhà của họ hành hung tới bốn lần, trên người vẫn còn sẹo, trong đó có tháng anh bị đánh đến ba lần. Có lần anh bị bệnh nhân cào cấu trong vô thức, nhưng anh vẫn bình tĩnh cấp cứu và nhận được lời xin lỗi của người nhà. Những lần bị tấn công đều xảy ra đột ngột và những y, bác sĩ cũng không nghĩ nó sẽ xảy ra dù tin rằng mình đã làm hết trách nhiệm và thái độ ứng xử tốt. BS Th. tâm sự: “Nếu tình trạng này tiếp diễn thì không chắc tôi sẽ ở lại bệnh viện. Tôi nghĩ cần có điều luật hay biện pháp nào đó bảo vệ cho anh em y, bác sĩ để họ yên tâm làm việc”.

Bác sĩ Th đã từng chứng kiến lần lượt đồng nghiệp nộp đơn nghỉ việc vì áp lực lớn. “Nhiều năm công tác ở khoa cấp cứu, tôi cảm nhận hành hung như trở thành một thói quen của một số người Việt, ảnh hưởng đến tâm lý hành nghề khiến nhiều bác sĩ rời đi.”, bác sĩ Th nói.

Từ năm 2017, Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã thiết lập hệ thống báo động tự động khi gặp tình huống xâm phạm an ninh. Năm 2019, bệnh viện cũng đã thiết lập hệ thống Code Grey. Theo đó, khi gặp tình huống khẩn cấp cần giải quyết sự cố hay mất an ninh, nhân viên sẽ kích hoạt Code Grey. Ngay lập tức, các lực lượng từ bảo vệ và các nhân viên an ninh chuyên trách cho đến sự chi viện và hỗ trợ kịp thời của công an địa phương, sẽ nhanh chóng có mặt tại hiện trường và ngăn chặn kịp thời các vụ gây rối trong bệnh viện.

Toàn bộ quá trình xử lý thông tin chỉ diễn ra chưa đến một phút. Nhưng thực tế, dù bệnh viện đã có nhiều cố gắng nhưng các vụ hành hung vẫn xảy ra, đây là những tình huống đột ngột.

Theo số liệu của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) về những vụ mất an ninh, trật tự tại các cơ sở khám chữa bệnh, người bị tấn công chủ yếu là bác sỹ (70%) và điều dưỡng (15%). Có tới 90% số vụ việc xảy ra tại khuôn viên bệnh viện, trung tâm y tế, trong khi y, bác sĩ đang cấp cứu, chăm sóc người bệnh (chiếm 60%) và 30% số vụ việc xảy ra khi họ đang giải thích về bệnh lý cho người bệnh, người nhà người bệnh.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: