Tin liên quan:
Bình Thuận: Phá rừng tự nhiên hơn 600ha để làm hồ thủy lợi
‘Quốc hội phá rừng chứ không phải lâm tặc’ (*)
Chiều ngày 5 Tháng Chín, trả lời phóng viên báo chí, ông Triệu Văn Lực, Phó cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Bộ NN&PTNT) cho biết Bộ NN&PTNT nói bộ của ông đã thành lập đoàn công tác vào Bình Thuận để kiểm tra cụ thể vụ chuẩn bị phá hơn 600 ha đất rừng để làm dự án hồ thủy lợi Ka Pét.
Ông Lực “hớn hở” nói: “Ngay khi có thông tin báo chí phản ánh và báo cáo của địa phương, Bộ NN&PTNT đã thành lập đoàn công tác vào kiểm tra cụ thể. Thành phần đoàn gồm các cơ quan của bên Bộ”.
Hai ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm về việc xây dựng dự án hồ chứa nước Ka Pét huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Điều khốn nạn là chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Ka Pét đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV (tháng 5-2019), nhưng cả nước không ai biết. Báo chí không đưa một dong tin tức nào.
Có thể ông Lực không biết chuyện này, vì ông ấy và cả ông Cục trưởng Trần Quang Bảo cũng chỉ mới được bổ nhiệm về Cụ Lâm nghiệp từ đầu năm nay. Ngay cả Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cũng chỉ mới nhậm chức từ năm 2021.
Trước câu hỏi: “Quốc hội đã thông qua rồi thì các ông làm gì được nếu thấy sai trái? Ai chịu trách nhiệm về chuyện sai trái này?”, ông Lực chọn cách trả lời rất thực, đó là… im lặng.
Dân mạng thì không im lặng như ông (bất) Lực, và những điều họ tìm được cho thấy đây là một âm mưu không chỉ xóa sạch khu rừng nguyên sinh lấy gỗ quý đem bán, mà còn hơn thế nữa.
Ai có thể sai khiến Quốc hội thông qua dự án này? Đó là câu hỏi không khó trả lời, dù chứng cứ (đương nhiên) đã bị xóa sạch.
Đơn vị tư vấn đánh giá tác động môi trường có thể là một công ty… ma!
Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) vào tháng 8-2022 do đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Mỏ Địa chất Miền Nam và đơn vị thực hiện lấy mẫu, đo đạc môi trường nền (Công ty TNHH Môi trường Dương Huỳnh, TP. HCM) cũng thừa nhận: dự án sẽ làm mất lớp phủ thực vật, ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp, gây mất nơi cư trú của động thực vật sinh sống trên khu đất dự án.
Tuy nhiên ĐTM khẳng định, nhóm tác động do việc chuyển đổi lâu dài mục đích sử dụng khu đất dự án là khó tránh khỏi. Song tác động tích cực từ sự phát triển của dự án là hoàn toàn vượt trội hơn các tác động tiêu cực.
Sau 15 ngày âm thầm lấy ý kiến, đương nhiên chẳng ai biết mà góp ý cả, công ty kết luận rằng quý vị cứ phá rừng làm gì đó thì làm, đằng nào cũng có lợi.
Với kết luận “chướng tai” như thế, dân mạng bèn đi tìm thằng (đào) Mỏ Địa chất Miền Nam là thằng nào?
“Chị Gu-gồ” cho biết đó là công ty do ông (bà) Nguyễn Thanh Hà làm đại diện pháp luật, được cấp giấy phép kinh doanh “hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan” từ Tháng Năm năm 2013.
Công ty này có tới… 4 lao động chính thức làm việc. Có thể là 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 1 kế toán, và 1 tài xế. Không cần bảo vệ, vì họ không có văn phòng dù vẫn có địa chỉ. Bởi vì với địa chỉ đăng ký hoạt động 793/28/1/27B đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, quận 7, Sài Gòn, Facebooker Hà Ninh cất công tìm kiếm trên Google Maps và cho biết như sau:
“Chiếu Google Maps xuống địa chỉ: 793/28/1/27B Trần Xuân Soạn. Xuất hiện Block B có nghĩa miếng đất bị chia ra và trên google maps không thấy nhà hoặc là rất nhỏ. Các công ty chung quanh thì có ghi tên công ty còn ‘công ty Phá Rừng’ thì google maps không nhắc đến”.
Xóa bỏ di tích lịch sử thiêng liêng của người Chăm và Raglai, và còn nhiều hơn nữa
Facebooker Khanh Pham cho rằng trong 600 ha rừng tự nhiên sắp bị phá bỏ hoàn toàn, có hai di tích rất quan trọng của cộng đồng người Chăm phía Nam Bình Thuận; đó là khu lăng mộ của Pô Cei Khar Mâh Bingu và Pô Haniim Per, gắn với truyền thống hành hương 7 năm một lần của cộng đồng người Chăm vùng Pajai. Khanh Pham viết tiếp:
“Trải qua gần 300 năm, đây là cánh rừng thiêng được cộng đồng người Chăm và Raglai bảo vệ một cách tuyệt đối và miên mật bất khả xâm phạm. Nhờ vào chất thiêng ấy trải qua bao biến thiên lịch sử khu rừng này vẫn được giữ lại yếu tố nguyên sinh như vốn có từ ngàn đời cho đến hôm nay.
Xin nói lại một lần nữa; đây là khu rừng già, rừng nguyên sinh chứ không phải là rừng nghèo, rừng đã bị tàn phá như người ta báo cáo.
Theo thông tin thì toàn bộ khu vực lăng mộ của Pô Cei Khar Mâh Bingu gần 10ha bao gồm; khu mộ, vòng thành, khu luyện binh lính, khu trồng dược liệu, khu vực làm ruộng… là những di tích lịch sử thiêng liêng quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm và Raglai sẽ bị nằm sâu dưới lòng hồ.
Khu vực thờ cúng và hành hương giờ cơ bản sẽ được tiếp tục xóa bỏ như chính chủ nhân của họ. Sinh linh là chủ nhân của di tích thiên liêng này như là một bóng ma không cần tham vấn, không cần thăm hỏi tâm tư nguyện vọng, họ mặc nhiên đập phá vì bởi họ là người cai trị”.
Không chỉ di tích lịch sử bị tàn phá, những tên phản quốc dấu mặt còn tính đến chuyện thu về những báu vật của rừng như gỗ quý, và rất nhiều sản vật của rừng, trong đó có cả mỏ titan, mà chưa ai biết trữ lượng của nó nhiều đến đâu.
Dư luận cho rằng phải gọi đúng tên chúng là lũ phản quốc, cho dù chúng đang là đại biểu quốc hội, hay có chức vụ cao hơn nữa.