Phong tục đón Tết kỳ lạ: Ăn trộm lấy may, vỗ mông tìm người yêu, thi hát với gà để được may mắn

Thiếu nữ H.mông – Ảnh: hagiangsensetravel.com

Phong tục ăn Tết cổ truyền (Tết Nguyên đán) từ lâu đã được người Việt coi trọng. Mỗi vùng miền trên đất Việt có một phong tục đón tết khác nhau, nhiều nơi có phong tục đón Tết rất kỳ lạ và độc đáo. Nhờ sự đa dạng, khách du lịch khi đến Việt Nam đều tò mò và muốn khám phá.

Phong tục gội đầu bằng nước gạo chua của người Thái

Phong tục gội đầu của người Thái Đen được tái hiện trên dòng sông Đà, đoạn chảy qua huyện Quỳnh Nhai – nơi hằng năm diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc sau dịp Tết Nguyên Đán, trong đó có lễ hội gội đầu – Ảnh: Báo Văn Hóa

Không rõ tự bao giờ, tục gội đầu ngày tết đã tồn tại trong mỗi gia đình người Thái. Sau bữa cơm tất niên trưa 30 tết, từ già, trẻ, trai, gái cả bản đều  ra sông, suối để gội đầu.

Theo quy định của bản, mường, đàn ông tắm bến trên, đàn bà và trẻ nhỏ tắm bến dưới. Từ bao đời nay, nước gạo và quả bồ kết luôn gắn bó với đời sống của dân tộc Thái. Theo quan niệm của họ, nước gạo là để trường tồn với thời gian, quả bồ kết là để trừ tà. Nước gạo nếp được chắt lọc sau mỗi ngày đồ xôi, quả bồ kết già nướng bẻ vào chậu nước hương thơm quyến rũ. Đây là thứ để người Thái gội đầu Tết với mong muốn an lành và sung túc. Chẳng thế mà trong bài khấn gội đầu ngày tết của người Thái có câu “ lấy nước bồ kết xua đi rủi ro, lấy nước gạo gội tóc óng mượt”.

Người Lô Lô đi ăn trộm lấy may

Phụ nữ Lô Lô ở Hà Giang – Ảnh: VNExpress

Tập tục này theo tiếng dân tộc gọi là “khù mi” tức là “ăn cắp chơi” hay “ăn cắp lấy may”. Bởi theo quan niệm của người Lô Lô, nếu ai đó mang về nhà được một chút gì trong thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới thì gia đình đó sẽ gặp được nhiều điều tốt lành, làm nương được mùa.

Đi ăn trộm để lấy may nên không lấy nhiều, không lấy những đồ vật có giá trị, chỉ là củ hành, củ tỏi, là cây rau, thanh củi nhỏ… và tất nhiên là không lấy cái của gia đình mình.

Tất nhiên đã là đi ăn trộm thì họ không công khai hay đi theo từng nhóm, cũng không muốn chủ nhà bắt được. Họ sẽ lặng lẽ, không chào hỏi người quen và chẳng may có bị chủ nhà bắt được cũng sẽ không bị trách mắng.

Đối với người Lô Lô sống ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thì họ thường sẽ lấy trộm mỗi thứ 12 cái, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Nếu chưa lấy được đủ con số 12 mà đã bị phát hiện thì sẽ phải bỏ chạy và năm sau phải kiêng kỵ không được làm những công việc lớn vào tháng ứng với con số ăn trộm bị phát hiện bỏ chạy đó.

Người H’mông và tục vỗ mông ngày Tết

Vỗ mông – cách người Mông tỏ tình – Ảnh: Dân Trí

Từ xa xưa, những chàng trai cô gái người H’mông vào dịp Tết sẽ mặc trang phục truyền thống cùng nhau nhảy múa giao lưu với nhau ở các bãi đất rộng, khoảng trống dưới các chân núi để vui chơi, tâm tình.

Khi ánh mắt tình tứ đã tìm thấy nhau, cô gái nhẹ nhàng, kín đáo tách khỏi đám đông. Chàng trai hiểu ý bước theo tiếp cận, dùng tay vỗ vào mông “đối tác” của mình rồi buông lời tâm tình, đường mật. Ưng bụng, cô gái quay lại vỗ nhẹ vào mông chàng trai đáp lại tình cảm.

Cứ như thế, đôi trai gái vừa đi, vừa vỗ qua vỗ lại trao nhau những lời yêu thương cho đến khi vỗ đủ “chín cặp” – tức là hai bên đã chấp thuận nhau, chờ đợi người làm mai mối để thành vợ, thành chồng.

Người Pu Péo hát thi với gà 

Cướp giọng gà là một tục lệ của người Pu Péo ở Hà Giang – Ảnh: Kiến Thức

Mặc dù dân số của dân tộc này không đông nhưng họ còn lưu giữ được những phong tục kỳ lạ và nhiều nghi lễ dân gian phong phú, trong đó có tục cướp giọng gà – một phong tục khá thú vị. Vào lúc rạng sáng của năm cũ sang năm mới, người dân Pu Péo sẽ thức dậy sớm hơn lũ gà và canh chừng gà trống. Khi chúng đang vỗ cánh để chuẩn bị cất tiếng gáy một ngày mới thì người dân sẽ thi nhau ném pháo vào chuồng để khiến lũ gà giật mình.

Lúc đó chúng sẽ nhảy loạn xạ trong chuồng và thi nhau gáy. Lập tức mọi người cùng hò hát vang trời. Người Pu Péo quan niệm tiếng gà vừa hay vừa thiêng liêng, đánh thức cả ông mặt trời nên ai hát to, hát hay át được tiếng gà thì năm mới sẽ mạnh khỏe, gặp được nhiều điều may mắn và hạnh phúc. (Tổng hợp)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: