Rừng thông bị đầu độc bằng hóa chất

Những cây thông bị khoan và đổ hóa chất vào. Nguồn: Báo Thanh Niên

Ngày 9 Tháng Bảy, một quan chức ngành Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, công an tỉnh và Công an Huyện Núi Thành đang theo dõi hiện trường để tìm nghi phạm gây ra vụ đầu độc hàng trăm cây thông có tuổi đời hàng chục năm tuổi.

Có gần 300 cây thông được trồng từ năm 1987 thuộc khoảnh 6, Tiểu khu 592, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, khu vực giáp với rừng phòng hộ của Ban quản lý phòng hộ Phú Ninh, bị hủy hoại bằng cách khoan, đóng đinh và đổ hóa chất vào thân cây. Rừng thông này thuộc quản lý của Xí nghiệp Lâm nghiệp Quảng Nam.

Theo Công an tỉnh Quảng Nam thì mục đích và phương thức hủy hoại cây thông ở Quảng Nam tương tự như các vụ phá hoại rừng thông xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng vừa qua, nhằm lấn chiếm mở rộng diện tích rừng trồng keo nguyên liệu.

Một quan chức của Chi Cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho biết vụ việc phá hoại gần 300 cây thông đã được Chi Cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam báo cáo tại hội nghị giao ban nội chính và phòng chống tham nhũng vào chiều ngày 8 Tháng Bảy. Mới đây, vào cuối Tháng Sáu tại Bình Định, cũng xảy ra vụ phá rừng trồng keo. Huyện Phù Mỹ, người dân trồng keo trên đất rừng tự nhiên là 1.59ha.

Hồi giữa Tháng Tư, tại huyện Đăk Đoa, Gia Lai, người ta cũng phát hiện nhiều cây thông được trồng từ năm 1990 thuộc quản lý của hai xã Tân Bình và Glar, huyện Đăk Đoa, Gia Lai bị đẽo vỏ xung quanh dẫn đến việc cây không có khả năng sinh trưởng, bị chết dần. Một số cây đã bị chặt hạ trái phép. Nhiều cây thông mới bị đẽo vỏ với dấu vết còn mới.

Theo thống kê của ngành chức năng, đã có hơn 300 cây thông bị đẽo vỏ với hơn 100 cây có dấu vết mới bị đẽo. Trong đó, những cây thông lớn có đường kính gốc khoảng từ 15-30cm bị đẽo lấy vỏ từ dưới gốc lên đến cả mét, không có khả năng sống sót. Theo dấu vết trên thân cây, tình trạng phá hoại rừng thông đã kéo dài nhưng chưa được xử lý triệt để.

Khi cây rừng bị chết thì đất rừng dễ bị xâm lấn. Dù là lý do người dân muốn chiếm đất rừng trồng cây nông nghiệp, hay doanh nghiệp muốn chiếm đất rừng làm dự án thì cũng cần phía chính quyền có lời giải thích rõ ràng và có biện pháp ngăn chặn. Những ngày qua, thảm họa lũ quét ở vùng rừng núi đã gây ra nhiều thiệt hại về người và của, lý do rừng không thể giữ nổi nước sau một cơn mưa lớn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: