Tăng giá sách giáo khoa từ 2-4 lần, Nhà xuất bản Giáo dục thu lợi cao kỷ lục

Biểu đồ kết quả kinh doanh của Nhà xuất bản Giáo dục. Ảnh cắt từ báo Vnexpress

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Kim Sơn về giá sách giáo khoa mới tăng 2-3 lần so với sách giáo khoa cũ. Ông Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã có lời giải thích rằng “sách mới có khổ lớn hơn, giấy tốt hơn sách cũ”. Cách giải thích này được cho là chưa thỏa đáng.

Mới đây Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã báo cáo kết quả kinh doanh rằng, Nhà xuất bản đã in hơn 164 triệu quyển sách giáo khoa trong năm 2021 – vượt 40% so với kế hoạch. Tổng doanh thu đạt 1,828 tỷ đồng, tương đương $79.5 triệu, trong đó trên 97% đến từ hoạt động phát hành sách và phần thiểu số là nguồn thu tài chính. Lãi sau thuế là 287 tỷ đồng, tương đương $12.5 triệu, cao gấp 2.5 lần so với kế hoạch được cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo giao giao cho.

Ngoài ra bảy công ty con hoạt động trong lĩnh vực tương tự, do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nắm quyền chi phối cũng đều báo lãi to, tổng cộng đạt 46 tỷ đồng, tương đương $2 triệu.

Kết quả kinh doanh của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nhảy vọt theo đà tăng giá sách giáo khoa. Năm học 2020-2021, khi bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 1, giá sách cao hơn 3-4 lần. Năm nay, mức giá sách giáo khoa cho các lớp 3, 7 và 10 cũng cao hơn 2-3 lần so với các bộ sách cũ.

Năm 2022, Ngân sách cho Bộ Giáo dục được Quốc hội duyệt chi 6,521 tỷ đồng, tương đương $283.5 triệu, một con số khá khiêm tốn so với mức chi cho Bộ Công an. Bộ Công an được duyệt chi 95,599 tỷ đồng, tương đương $4.156 tỷ, gấp 14.6 lần chi cho Bộ giáo dục.

Tại một nước thuộc Đông Nam Á như Thái Lan, Chính phủ duyệt chi cho giáo dục cao nhất trong các bộ, trong đó cao hơn cả Bộ nội vụ (tương đương Bộ Công an Việt Nam). Nhờ đó người dân được tiếp cận nền giáo dục giá rẻ để ai cũng được đến trường dù là dân nghèo.

Bộ Giáo Dục và Bộ Y tế là hai bộ thực hiện chế độ an sinh cho dân. Vậy nên ở các quốc gia tiến bộ như Australia, Canada, New Zealand vv.. hai bộ này được Chính phủ duyệt chi ngân sách rất lớn để thực hiện chế độ miễn phí y tế, miễn phí giáo dục. Với nước nghèo như Việt Nam thì cũng cần duyệt chi cho hai bộ này thật cao để họ hỗ trợ an sinh cho dân, không hỗ trợ hoàn toàn thì cũng hỗ trợ một phần để giảm gánh nặng đè lên dân nghèo. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Việt Nam không thực hiện dù là an sinh một phần, vì thế các đơn vị trực thuộc đã bóc lột dân nhằm thu lợi./.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: