Tiến sĩ ‘dzỏm’ cầm bằng giả chạy long nhong…

Một bằng tiến sĩ mang tên N.T.H. (SN 13.8.1981) được xác định không đúng. Ảnh: Nhà trường cung cấp

Mới đây, trường Cao đẳng Công thương Việt Nam (cơ sở ở Sài Gòn) phát hiện một giảng viên đang thử việc ở vị trí trưởng khoa công nghệ thông tin đã sử dụng bằng tiến sĩ giả.

Trước đó, ông “tiến sĩ” này đã cầm tấm bằng giả chạy long nhong từ trường này qua trước khác để dạy sinh viên, mà không bị phát hiện.

Điều này cho thấy tứ trước đến nay, nhiều trường đại học không chú trọng đến việc thẩm tra bằng cấp của giảng viên, dẫn đến việc sinh viên phải học với những người thầy “dzỏm”.

Một lãnh đạo trường Cao đảng Công thương Việt Nam cho biết vào đầu Tháng Chín, ông N.T.H. (sinh ngày 13.8.1981) được nhận vào làm việc theo diện thử việc tại cơ sở ở Sài Gòn.

Ngoài bằng tiến sĩ ngành khoa học máy tính được cấp năm 2021, số hiệu văn bằng QH: 22086798528xx, ông H. còn nộp cho nhà trường bằng thạc sĩ chuyên ngành tin học, cấp năm 2010.

Cả hai văn bằng đều thể hiện nơi cấp là trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM.

Vẫn theo vị lãnh đạo trường Cao đảng Công thương Việt Nam, ông “tiến sĩ” H. này đã được trường thử việc đầu Tháng Chín và sau nửa tháng ông ta được bổ nhiệm chức danh Trưởng khoa Công nghệ thông tin. Do lúc nộp hồ sơ tuyển dụng sử dụng bằng cấp có công chứng nên trường không xác định được tính chính xác. Sau đó, có thông tin nghi ngờ bằng giả nên nhà trường tiến hành xác minh. Trường yêu cầu ông H. về trường Đại học Khoa học Tự nhiên để làm việc và nộp lại kết quả xác minh. Tuy nhiên, sau đó, ông H. gửi đơn xin nghỉ việc vào đầu Tháng Mười Một, với lý do bận việc gia đình.

Lý do lãnh đạo trường Cao đảng Công thương Việt Nam nêu ra (bằng cấp có công chứng nên trường không xác định được tính chính xác) không thuyết phục. Dư luận cho rằng nhà trường cần phải nhận lỗi “vô trách nhiệm”, hay chí ít là “tắc trách”, nếu không muốn nói đến lý do bỏ qua việc thẩm tra bằng cấp vì lợi ích cá nhân.

Số quả tra cứu số hiệu văn bằng QH: 22086798528xx mang tên Lê Trọng N. chứ không phải N.T.H. – Ảnh: Tra cứu văn bằng của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM).

Ông Phạm Đức Trọng, Trưởng phòng Truyền thông trường CĐ Công thương Việt Nam, thông tin thêm: “Theo quy trình tuyển dụng, sau khi nhận được hồ sơ, trường sẽ xác minh văn bằng của ứng viên. Chúng tôi đã gửi bản công chứng bằng tiến sĩ mang tên N.T.H sang trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM để xác minh. Kết quả cho thấy thông tin trên văn bằng này không đúng với dữ liệu lưu trữ”.

Sau đó, nhà trường đã gọi ông H. lên làm việc nhưng ông này vẫn khẳng định bằng cấp của mình là do trường ĐH Khoa học tự nhiên cấp.

Nhà trường yêu cầu ông H. về trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM làm việc rồi nộp lại kết quả xác minh. Tuy nhiên, vào đầu Tháng Mười Một, ông H. gửi đơn xin nghỉ việc với lý do bận việc gia đình.

Lãnh đạo trường cho biết thêm: “Ông H. nói rằng rất buồn vì đã nhận ông vào làm việc mà lại không tin tưởng bằng cấp của ông ấy. Sau đó, ông ấy nộp đơn nghỉ việc và chúng tôi không thể liên lạc được với ông H. nữa. Điện thoại đã tắt máy”.

Báo Dân Trí dẫn lời một vị lãnh đạo một trường đại học tại Sài Gòn cho biết, nhà trường cũng đã từng nhận được một bộ hồ sơ ứng tuyển vị trí trưởng khoa khoa học máy tính cũng với tên N.T.H. (cùng ngày sinh 13.8.1981), ngành khoa học máy tính, nhưng số hiệu văn bằng QH lại khác hoàn toàn: 0220018000xx, được ghi cấp ngày 15/9/2022 (?!)

Sai khi tra cứu hồ sơ gốc, bằng tốt nghiệp này mang tên người khác.

Đại diện một trường đại học tại Sài Gòn nói: “Ông ấy tự ‘quảng cáo’ đã đi dạy nhiều lớp sau đại học tại trường đại học nổi tiếng. Ông còn gửi ảnh cho chúng tôi xem. Rất may là hội đồng tuyển dụng bên chúng tôi đã phát hiện sớm vấn đề này nên từ chối nhận”.

Quang cảnh Trường Cao Đẳng Công thương Việt Nam khai giảng năm học 2023-2024 tại cơ sở đào tạo ở Sài Gòn – Ảnh: cososaigon.vci.edu.vn)

Ngoài ra, ông H. từng được một trường đại học khác tại Sài Gòn nhận vào làm việc. Tuy nhiên, sau hai ngày đi dạy, ông H. xin nghỉ việc vì bị phát hiện dùng bằng tiến sĩ giả.

Đến nay, có đến năm trường đại học, cao đẳng tại Sài Gòn đã xác nhận với phóng viên báo Dân Trí việc từng được ông H. đến liên hệ xin việc, làm việc chính thức hoặc thỉnh giảng. Tuy nhiên, sau khi phát hiện vấn đề bằng cấp thì ông N.T.H. đều cắt đứt các liên lạc với nhà trường.

Việc phát hiện một tiến sĩ “dzỏm” cầm bằng giả chạy long nhong xin việc hiện đang được dư luận quan tâm, nhất là các sinh viên. Họ đang bị một tâm lý rất nặng nề đối với các giảng viên được nhà trường mời thỉnh giảng, khiến không khí trong lớp học, và mối quan hệ thày trò có phần nặng nề.

Ngược lại, với các tiến sĩ có bằng cấp thật, họ cũng mang mặc cảm khi đứng trên bục giảng với suy nghĩ “không biết sinh viên nghĩ mình như thế nào? Chẳng lẽ lại nói với các em là bằng của mình là bằng thật? Bọn chúng có tin không?”

Dư luận đòi hỏi nhà trường phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc mời giảng viên thỉnh giảng, đồng thời mau chóng thông tin công khai việc thẩm tra bằng cấp để thầy và trò củng an tâm giảng dạy và học tập.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: