Tỉnh Kon Tum lắp đặt xong 6 trạm quan trắc hiện đại có khả năng ‘dự báo động đất’

Trạm quan trắc theo dõi động đất được lắp đặt tại xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, Kon Tum – Ảnh: Ngọc Oanh/VNExpress

Ngày 18 Tháng Hai, ông Trần Công Đàm, Giám đốc Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum cho biết, đơn vị cùng Viện Vật lý địa cầu đã lắp xong 6 trạm quan trắc trên địa bàn huyện Kon Plông. Tổng kinh phí thiết bị và vận hành trong hai năm là hơn 4.8 tỷ đồng.

Tính ra, chi phí xây dựng mỗi trạm quan trắc là 800 triệu đồng.

Tuy nhiên, nhìn hình ảnh một trạm quan trắc trên trang VNExpress, người ta không hiểu làm thế nào Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum và Viện Vật lý địa cầu có thể thiết kế, thi công được cái trạm nhỏ hơn chuồng heo, với hai cái máy quan trắc đơn giản, cùng một bình điện khoảng 12V lại lên tới giá 800 triệu đồng.

Một chuyên gia cố gắng “kê khống” giá các thiết bị này hết mức những cuối cùng cũng chịu thua, vì không thể để giá leo lên đến mức 800 triệu được.

Thiệt là phục các lãnh đạo hai đơn vị này.

Hoạt động của các hồ chứa thủy điện có thể là nguyên nhân gây ra động đất kích thích ở Kon Tum – Ảnh: SKCĐ

Chưa hết, ngoài 6 trạm quan trắc hiện đại trên, còn 2 trạm khác được Công ty cổ phần Thuỷ điện Đăk Đrinh lắp tại huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) và huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi). Giá thực hiện chắc chắn cũng không thể dưới 800 triệu đồng được, vì làm như thế rất mất mặt lãnh đạo.

Các lãnh đạo này giải thích rằng, 8 trạm quan trắc ở Kon Tum và Quảng Ngãi sẽ giúp cơ quan chức năng ghi nhận nhanh, chính xác, dự báo sớm các trận động đất xảy ra trên trục đứt gãy Đông – Tây kéo dài từ Kon Tum xuống Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Lời giải thích của lãnh đạo hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi đi ngược lại với kết quả nghiên cứu về động đất của thế giới hàng chục năm nay.

Theo các nhà nghiên cứu động đất trên thế giới, mỗi khi nhắc tới khả năng dự báo động đất, các nhà khoa học đều vẫn phải thừa nhận sự bất lực của mình. Thực tế, các nhà địa – vật lý chỉ có thể xây dựng một danh sách dài những khu vực có nguy cơ động đất cao mà thôi. Trong quá khứ đã từng có nhiều tuyên bố hùng hồn về phương pháp dự báo động đất, nhưng tất cả đều thất bại thảm hại.

Ngay tại Nhật Bản – một quốc gia có trình độ phát triển khoa học kỹ thuật cao, nhiều chuyên gia nghiên cứu địa chấn cũng đã phải “mất mặt”. Nói chung, người Nhật đã mất hết niềm tin vào khả năng dự báo động đất.

Vậy phải chăng Việt Nam là nước đầu tiên có khả năng phát hiện động đất bằng ba cái thiết bị đơn giản này?

Đến đây người ta có thể trả lời câu hỏi: Lãnh đạo hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi xây dựng 8 trạm quan trắc không có khả năng dự báo động đất để làm gì?

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: