Theo AP, một báo cáo mới của tổ chức 88 cho biết, các quy định mới nghiêm ngặt về mạng xã hội của Việt Nam bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận
Theo một phân tích được công bố hôm thứ Ba , các quy định mới của chính phủ về mạng xã hội tại Việt Nam đang được xây dựng, trao cho chính quyền nhiều quyền hạn hơn để ngăn chặn bất đồng chính kiến và kiểm soát tin tức, cùng với các công cụ để dễ dàng truy tìm những người chỉ trích và khiến họ im lặng . Nói cách khác, việc kết tối và bắt bớ sẽ dễ dàng hơn.
Ben Swanton, một trong những tác giả của báo cáo của The 88 Project , một nhóm tập trung vào các vấn đề nhân quyền và tự do ngôn luận tại Việt Nam, cho biết chính quyền Việt Nam đã thực hiện “Nghị định 147” vào tháng 12 năm 2024, đã thắt chặt các quy định đối với các công ty truyền thông xã hội như Facebook, X, YouTube và TikTok nhằm mục đích ngăn chặn thêm sự chỉ trích từ người dân.
Ben cho biết trong một cuộc phỏng vấn từ Thái Lan: “Bất kỳ thách thức nào đối với chính phủ và Đảng Cộng sản, bất kỳ thách thức đáng kể nào đối với lời tường thuật chính thức của họ về các sự kiện, đều được họ coi là tình hình đang mất kiểm soát”.
Trong số những điều khác, nghị định yêu cầu người dùng phải xác minh tài khoản của mình bằng số điện thoại hoặc thẻ căn cước công dân phải cung cấp cho chính phủ khi được yêu cầu và các công ty truyền thông xã hội phải lưu trữ dữ liệu của họ tại Việt Nam. Dĩ nhiên, khi cần, công an có thể truy cập tự do và lùng bắt người dùng mạng xã hội.
Hãng tin AP nhận định rằng Luật 147 cũng ngăn chặn người dùng phương tiện truyền thông xã hội tham gia vào báo chí công dân, hoặc đăng thông tin về hành vi sai trái của chính phủ. Khi bị nghi ngờ bài viết xuất phát từ trong nước, công an có quyền yêu cầu các công ty xóa các bài đăng bị coi là bất hợp pháp trong vòng 24 giờ. Nghị định yêu cầu các công ty cho phép các cơ quan chức năng truy cập vào từng trang của người dùng mạng, để có thể xác định nội dung vi phạm.
Các công ty truyền thông xã hội có thời hạn đến cuối tháng Ba để tuân thủ quy định 147. Hiện vẫn chưa rõ liệu họ có cố gắng phản kháng các điều khoảng trong luật 147 hay không. TikTok và Facebook từ chối bình luận về kế hoạch của họ, trong khi X và Google, công ty sở hữu YouTube, không trả lời email.
Tuy nhiên, Swanton cho biết các nhà nghiên cứu đã nhận thấy hiện nay, đã có một sự suy giảm các bài đăng liên quan về chính trị trên mạng xã hội.
“Trong nhiều năm qua, Hà Nội đã giam giữ hoặc buộc lưu vong những nhà báo độc lập, nhà cải cách, nhà hoạt động nhân quyền và nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của đất nước. Điều này đã có tác động làm mọi người sợ hãi, răn đe từng người dân tự kiểm duyệt”, Ben Swanton nói. “Nghị định 147 được thiết kế để tác động làm mọi người sợ hãi, là một sự kìm kẹp lạnh lùng đối với quyền tự do ngôn luận”.
Chính quyền Việt Nam không trả lời yêu cầu bình luận về phân tích của Dự án 88 hoặc ý định đằng sau nghị định mới.
Khoảng 65 triệu người Việt Nam có tài khoản Facebook, chiếm khoảng hai phần ba dân số, và khoảng 35 triệu người có tài khoản YouTube. Khoảng một nửa người dân Việt Nam cho biết họ lấy hầu hết tin tức từ mạng xã hội.
Chính phủ Việt Nam thường xuyên yêu cầu các nhà cung cấp mạng xã hội phải lọc các bài đăng chỉ trích từ nước ngoài, và chặn theo khu vực địa lý để không thể truy cập được bên trong Việt Nam. Bên cạnh đó, Hà Nội đã tham gia yêu cầu kiểm duyệt các bài đăng mà họ cho là không thể chấp nhận được, chẳng hạn như video ghi lại cảnh một bộ trưởng cấp cao ăn bít tết dát vàng ở London vào năm 2021 trong khi Việt Nam đang thực hiện lệnh phong tỏa vì COVID-19.
Vào Tháng Mười, một blogger nổi tiếng người Việt đã bị kết án 12 năm tù vì các bài viết và video vạch trần sự tham nhũng của các quan chức chính phủ, và vào Tháng Một, một luật sư nổi tiếng người Việt đã bị kết án ba năm tù vì các bài đăng trên Facebook chỉ trích cựu thẩm phán hàng đầu của đất nước.
Các nhà nghiên cứu của Dự án 88 cho biết nghị định mới cũng sẽ cung cấp cho chính quyền những công cụ tin học tốt hơn để truy quét những người chỉ đọc hoặc xem các bài đăng trên mạng xã hội.
Một trường hợp được lưu ý vào Tháng Sáu năm ngoái, trong đó cảnh sát ở một tỉnh đã đột nhập vào mọt group facebook có 13.328. đăng tải thông tin được coi là “thù địch với nhà nước” và xác định được 20 người trong tỉnh của họ, công an đến nhà họ và yêu cầu họ rời khỏi nhóm.
Báo cáo cho biết: “Nếu được thực hiện theo đúng mục đích, Nghị định 147 có thể giúp rút ngắn thời gian xác định thành viên của các nhóm sinh hoạt tin tức thời sự như thế này, và các nhóm có nội dung chống nhà nước sẽ nhanh chóng bị chặn trong nước”.
Tổ chức 88 cũng kêu gọi các công ty truyền thông xã hội và những bên bị ảnh hưởng từ chối tuân thủ các điều khoản của nghị định 147 vi phạm quyền tự do ngôn luận, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc gây sức ép buộc Việt Nam bãi bỏ biện pháp này.