Kế hoạch rửa tiền được Tô Lâm chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ khi còn là bộ trưởng Bộ Công An. Khi giành được ghế tổng bí thư của ông Trọng, không gì cản được ông Lâm.
Dùng ngân sách ‘rửa’ 85% tiền thu được từ vi phạm giao thông
Từ đầu năm, khi Nghị định 168 về mức phạt vi phạm giao thông được ban hành, thì trên mạng xã hội có thông tin là cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ được trích lại 85% tiền xử phạt, còn người dân sẽ được hưởng 10% cho việc báo cáo vi phạm. Ngay lập tức đại diện Bộ Công An đã đứng ra bác bỏ thông tin và khẳng định rằng tiền phạt hành chính sẽ được chuyển vào ngân sách nhà nước. CSGT chỉ được hỗ trợ không quá 100,000 đồng/người/ca, tối đa 10 ca/tháng. Còn trực ca đêm không quá 200,000 đồng/người/ca.
Tuy nhiên, dù không được nhận trực tiếp 85% số tiền phạt của người dân, con số 85% đó vẫn thuộc về CSGT qua đường dây rửa tiền hợp pháp mà Tổng Bí Thư Tô Lâm đã chuẩn bị từ lâu nay.
Khi còn là bộ trưởng Bộ Công An, ông Lâm đã có đề xuất chuyển 85% tiền phạt vi phạm giao thông của năm trước để Bộ Công An sử dụng cho năm sau. Tới ngày 13/11/2024, Quốc Hội CSVN thông qua nghị quyết này với 432/432 phiếu ủng hộ (tỷ lệ 100%).
Tức là sau khi người dân nộp phạt, tiền sẽ được chuyển vào ngân sách nhà nước. Tới cuối năm, ngân sách nhà nước sẽ chuyển ngược lại cho Bộ Công An 85%. Như vậy, cá nhân CSGT không trực tiếp giữ lại 85% tiền phạt, mà số tiền này sẽ được bỏ vào ngân sách nhờ vào nghị quyết của Quốc Hội. Việc rửa tiền này giúp ngành công an giải quyết được hai vấn đề. Một là CSGT địa phương không mang tiếng vì con số 85% mà phạt nặng. Hai là các sếp công an ở trung ương sẽ có thêm nguồn tham nhũng từ ngân sách, cùng với khoản hối lộ của cấp dưới chuyển lên, coi như được ăn tiền hai đầu.
Chỉ một tháng sau khi Quốc Hội đồng ý con số 85% đó, Chính Phủ liền ban hành nghị quyết 168, tăng mức phạt vi phạm giao thông lên gấp 10 lần so với mức cũ. Theo số liệu công bố năm 2023, Bộ Công An được ngân sách trích 5,307 tỷ đồng (tương ứng 85%) nguồn thu từ xử phạt vi phạm giao thông. Với mức phạt tăng gấp 10 lần thì có thể những năm sau con số trích cho Bộ Công An sẽ lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng (chỉ tính riêng 85% tiền vi phạm giao thông chứ chưa tính các khoản khác).
Đổ lỗi cho ý thức của dân để rửa tội cho công an
Sau 10 ngày áp dụng mức phạt mới, hầu như các thành phố lớn đều bị kẹt xe trầm trọng do người dân không thể quẹo phải khi đèn đỏ như trước đây, cùng với đó là các hệ thống đèn tín hiệu giao thông “bất ngờ” bị lỗi nhiều trước. Báo chí mô tả rằng Thành Hồ bị “nghẹt thở” vì kẹt xe, “kẹt cả ngày lẫn đêm,” người dân phải “nhích gần 40 phút cho 1.5km đường.”
Các trang báo trong nước đưa tin “kẹt xe khắp các ngả đường do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao dịp cuối năm âm lịch.” Trang VnExpress dẫn lời Thượng Tá Lê Văn Hải, Phó Phòng CSGT, Công an Thành Hồ, cho biết “dịp cuối năm, ngoài lượng xe bình thường, mật độ phương tiện đông đúc hơn do nhu cầu mua sắm, chở hàng hoá tăng cao, dẫn đến tình hình giao thông một số nơi căng thẳng hơn.”
Như vậy, CSVN đổ lỗi cho dân ra đường nhiều gây kẹt xe, thay vì nhận lỗi về việc ban hành mức phạt vô lý mà không dựa trên điều kiện thực tế, mà lại đổ lỗi cho người dân thiếu ý thức, với lập luận rằng tăng mức phạt là để cho dân có ý thức chấp hành pháp luật hơn, chỉ cần không vi phạm là không bị phạt.
Thế nhưng nhiều video, hình ảnh cho thấy hệ thống đèn tín hiệu giao thông Việt Nam bất ngờ bị hư hàng loạt ngay sau khi mức phạt mới được thông qua, một sự trùng hợp khó tin. Nơi thì đèn xanh đèn đỏ chập chờn, nơi thì xuất hiện người mặc thường phục điều chỉnh đèn giao thông tùy ý, nơi thì bảng chỉ dẫn bị xoá mất vài ký tự quan trọng. Người dân chạy xe trên đường, chỉ cần sơ hở là “dính,” chứ không làm sao mà tránh được.
Việc đổ lỗi cho dân không ý thức, tức là gián tiếp thừa nhận sự thất bại của nền giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa, trong suốt 80 năm xây dựng “con người xã hội chủ nghĩa” ở miền Bắc và 50 năm ở miền Nam.