Việt Nam: Mua bán trẻ sơ sinh lại rộ lên

Mua bán trẻ sơ sinh nở rộ trong nước, bao gồm cả bán đi tự nguyện lẫn bắt cóc, đang là nỗi lo ngày đêm của nhiều gia đình lẫn các tổ chức hoạt động chống buôn người.

Đầu tháng 11, Công an Bình Dương tuyên bố đã phát hiện và triệt phá một đường dây buôn bán trẻ em sơ sinh có quy mô toàn quốc. Qua lời khai của những người bị bắt, đã có 31 vụ mua bán trẻ sơ sinh thực hiện trót lọt. Tuy nhiên, do vụ án phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh thành trong cả nước, những người mua và người bán đều giấu thông tin nên đến nay cơ quan công an mới xác định được 7 vụ (7 bé sơ sinh bị bán hoặc bị bắt cóc còn chưa rõ).

Hồ sơ của công an cho biết đường dây mua bán trẻ sơ sinh này thực chất là những người môi giới kết nối những người không muốn nuôi con và những người mua hiếm muộn hoặc có lý do khác để mua bán sang tay kiếm lời, mua lại từ những gia đình nghèo khó.

Những thủ phạm bị bắt phần lớn còn rất trẻ. Và hoạt động mạnh ở phía Bắc. (Ảnh chụp qua màn hình)

Những người môi giới mua mỗi bé với giá từ 20 đến 30 triệu đồng rồi bán lại với giá từ 40 đến 50 triệu đồng. Nếu người mua có nhu cầu làm giấy tờ giả thì nhóm này cũng nhận làm giấy chứng sinh và các giấy tờ giả khác để hợp thức hóa hành vi mua bán.

Những người bị bắt khai báo cho biết rằng các đường dây mua bán trẻ em trong nước thì giá trị không cao, nhưng nếu bán qua Trung Quốc thì giá sẽ còn cao hơn rất nhiều. Người ta không biết số phận của những trẻ em này sẽ đi về đâu. Có thể may mắn thì chúng được nhận nuôi. Còn nếu không may mắn thì chúng là những đứa được nuôi để đợi lấy nội tạng. Trước đó, công an cho biết đã bắt hai người phụ nữ trong nhóm buôn người đã mua được 10 trẻ sơ sinh qua hội nhóm trên Facebook. Trẻ được tập kết tại Sài Gòn rồi bán sang Trung Quốc với giá 170 triệu đồng/bé trai và 70 triệu đồng/bé gái.

Bắt cóc hay xin con nuôi là một trong những thủ đoạn bị phát hiện từ năm 2019. Đường dây này bị lộ từ một vụ có người phụ nữ tên là Lan Anh giả là người hiếm muộn, đặt vấn đề “xin con” của một phụ nữ đang mang thai ở Hà Nội, dự sinh bé trai. Cháu bé sinh ra là con gái nên bên Trung Quốc từ chối mua. Lan Anh vẫn muốn chiếm đoạt đứa trẻ để bán.

Khi được tiếp xúc, Lan Anh nói dối người mẹ đưa bé sơ sinh đi tiêm rồi bế ra ngoài bệnh viện. Người mẹ thấy mất con liền gọi điện, dọa báo công an. Lan Anh lo sợ, bỏ lại cháu bé trên bậc thềm một căn nhà ở phố Phương Mai (Hà Nội) rồi bỏ trốn. Khoảng 4h30 sáng hôm sau, người đi xe máy đường qua nghe thấy tiếng trẻ sơ sinh khóc, tìm thấy bé gái bị bỏ trong áo khoác màu đen, để ở bậc thềm. Từ đó, nhóm người chuyện “xin con” bị công an điều tra phát hiện.

Hồ sơ của công an cho biết từ năm 2020, tình trạng buôn bán trẻ sơ sinh bắt đầu nở rộ ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt là có sự tham gia của giới mua bán trẻ con chuyên nghiệp đến từ Trung Quốc.

 

Phía Trung Quốc đã từng phối hợp với Việt Nam để bắt đường dây buôn trẻ em chuyên nghiệp hàng đầu do bà Huang Qingheng cầm đầu. Thành tích tội ác của bà Huang kinh hoàng đến mức là khi bị chận bắt ở Trung Quốc, bà đã phải lãnh án tử hình.

Huang Qingheng sinh năm 1982, sống tại Việt Nam. Huang cùng băng nhóm gồm 23 thành viên đã bị bắt quả tang khi buôn bán hơn 20 trẻ sơ sinh kể từ năm 2010. Huang khai Việt Nam Là vùng đất màu mỡ trong việc mua bán, bắt cóc cũng như là xin nuôi giúp, vì các gia đình ở các vùng quê miền Bắc rất nghèo khó.

Trong đợt truy bắt cuối cùng và bắt được Huang, cảnh sát Trung Quốc cứu được 11 trẻ em, trong đó 10 trẻ em đến từ Việt Nam đã được đưa về nước. Các nạn nhân trong độ tuổi từ 10 ngày tuổi đến bảy tháng tuổi.

Hai em Vàng M.L (SN 2003, trái) và Vàng Mý L. (SN 2006) quê ở Yên Minh, Hà Giang. Đêm 28-2-2007, bọn buôn người đã đột nhập vào nhà giết bố mẹ và bắt 2 em bán qua biên giới. Nay các em vừa được trao trả về (Ảnh chụp qua màn hình)

Theo cáo trạng của tòa, băng nhóm này thường xuyên buôn bán trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai để lấy con ngay sau khi sinh từ Việt Nam để chuyển sang Trung Quốc, chủ yếu là ở tỉnh Quảng Đông, chủ yếu để giết lấy nội tạng.

Thống kê của Bộ Y tế Trung Quốc cho thấy, nước này hàng năm có 1,5 triệu bệnh nhân cần được ghép tạng, song chỉ có 10.000 ca ghép được thực hiện vì thiếu người tình nguyện hiến tặng. Chính sự chêch lệnh lớn giữa “cung” và “cầu” đã khiến thị trường” chợ đen” về buôn bán nội tạng bất hợp pháp phát triển.

Dù Việt Nam vẫn được coi là quốc gia an toàn cho khách du lịch, tuy nhiên, nếu đến Việt Nam, quý vị vẫn phải luôn để mắt đến con cái của mình.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: