Xăng giả có lợi cho ai?

Xăng giả làm hao mòn chi tiết cơ khí xe khó khởi động, thường xuyên chết máy. Nguồn: Báo Hà Tĩnh

Ngày 18 Tháng Sáu, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã bắt giữ Võ Hoài Phương, Giám đốc Công ty TNHH vận tải Gia Khiêm, có trụ sở chính ở phường Hắc Dịch, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vì tội sản xuất và tiêu thụ xăng giả. Ở Việt Nam, đến xăng là sản phẩm của ngành công nghệ lọc dầu mà cũng làm giả được thì không biết hàng gì là hàng thật?

Công an khám xét, thu giữ mẫu xăng tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu Gia Khiêm Vũng Tàu. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

Để tạo ra xăng A95 giả thì các đối tượng dùng hai cách: Cách thứ nhất là trộn 30% dung môi cùng 50% xăng A95 thật và phần còn lại là chất tạo màu vàng; Cách thứ hai là dùng dung môi trộn với một phần nhỏ xăng nền A95 và chất kích Ron. Chất dung môi cũng là một sản phẩm làm từ dầu mỏ nhưng nó có chỉ số Ron thấp, chỉ ở mức 60. Dung môi thường được dùng trong các sản phẩm công nghiệp như pha trộn với sơn, sản xuất gỗ, thuộc da chứ không được dùng để tạo thành xăng dầu.

Theo PGS TS Đỗ Văn Dũng (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM) cho biết, nhiều đoạn hệ thống dẫn nhiên liệu của xe, kim phun, đầu ống gắn với bơm xăng… được làm bằng cao su. Khi dùng xăng giả, dung môi nhiều, các gioăng cao su sẽ nở ra gây hiện tượng xì, rò rỉ xăng. “Xăng bị rò rỉ, chỉ cần gặp một tia lửa điện cũng có thể phát cháy, dễ dẫn đến các vụ cháy nổ ở bãi xe chung cư, nơi công cộng”.

Các loại nguyên liệu để làm xăng giả. Nguồn: Báo ITC News

Câu hỏi đặt ra là, động lực nào khiến cho các đối tượng này làm xăng giả? Dĩ nhiên vì lòng tham. “Chế biến” xăng pha với giá thành rẻ hơn xăng thật mà bán với giá xăng thật nên họ làm. Lợi nhuận cũng rất lớn nên họ mới bất chấp pháp luật.

Nếu pháp luật đủ nghiêm minh thì sẽ kìm hãm sự bất chấp của kẻ có lòng tham. Thực tế, hiện tượng làm xăng giả ở Việt Nam đã xảy ra từ nhiều năm nay: Năm 2021, Công an Tỉnh Đồng Nai phát hiện một tổ chức sản xuất và tiêu thụ 200 triệu lít xăng dầu giảTrịnh Sướng ở Sóc Trăng làm giả đến 192 triệu lít xăng v.v…

Hiện nay, mỗi lít xăng cõng đến 4 loại thuế và 3 loại phí. Bốn loại thuế đó là thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường. Ba loại phí là phí định mức kinh doanh, phí lợi nhuận định mức và trích quỹ bình ổn. Tổng các loại thuế phí này cộng lại chiếm khoảng từ 42-43% đối với xăng và 21-27% đối với dầu.

Câu hỏi đặt ra là tại sao người ta không làm giả dầu mà làm giả xăng? Có thể họ không có công thức pha chế và cũng có thể dầu cõng tỷ lệ thuế thấp hơn xăng nên làm giả dầu không có lợi bằng.

Dung môi công nghiệp cũng là một sản phẩm của dầu mỏ. Nó chỉ được tính có hai loại thuế, thứ nhất là thuế nhập khẩu, thứ nhì là thuế VAT. Ngoài ra sản phẩm này không chịu bất kỳ loại phí nào. Giá nhập khẩu đã rẻ, thuế ít và không chịu các loại phí phi lý nên giá dung môi công nghiệp rất rẻ. Cũng nhờ đó nên các đối tượng buôn lậu mới bất chấp hậu quả để làm xăng giả.

Karl Marx, ông tổ của Cộng sản đã từng nói “Nếu lợi nhuận là 100%, thì người đầu tư hăng máu, nếu lợi nhuận là 200% người đầu tư không còn biết sợ là gì, nếu lợi nhuận 300% dù có bị treo cổ chúng cũng làm”. Karl Marx đã dạy như vậy nhưng nhà cầm quyền CS vẫn thực hiện chính sách tăng thuế, phí nhằm đẩy giá xăng dầu lên cao, kích thích lòng tham của các đối tượng gian thương? Người Cộng sản đã coi lời dạy của Marx như không.

Ông Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn trước Quốc hội. Nguồn: VTC News

Ngày 8 Tháng Sáu, trả lời trước Quốc hội, ông Hồ Đức Phớc đã nói như sau “Nếu giảm thuế để hạ giá xăng sẽ dẫn tới buôn lậu xăng dầu, dòng tiền sẽ chảy ra nước ngoài như Lào, Campuchia, Thái Lan…”. Ông Hồ Đức Phớc vin vào lý do buôn lậu xăng dầu để biện minh cho thuế cao. Đây chỉ mới là một nửa sự thật. Còn một nửa khác thì ông Phớc không nhắc đến, đó là nếu giảm thuế xăng dầu thì sẽ giảm hiện tượng làm xăng giả, bởi có làm cũng không mang lại lợi nhuận đủ nhiều mà còn đối diện với những hình phạt nặng nề của pháp luật. Cho nên người ta nói “Một nửa cái bánh mì là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật” là thế.

Khi để cho hiện tượng làm xăng giả bùng phát thì thiệt hại do nó gây ra cho xã hội là rất lớn. Những xe cộ máy móc dùng xăng đều bị hư hại nhanh chóng. Hàng triệu xe máy, hàng vạn xe hơi, xe tải bị hư hỏng vì xăng giả. Đấy là chưa nói đến hiện tượng động cơ dừng đột ngột giữa lúc chạy tốc độ cao có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Những thiệt hại do xăng giả gây ra như vậy là cực kỳ to lớn không thể cân đo đong đếm hết được.

Trịnh Sướng, người đã đi tù vì tội làm giả xăng dầu. Nguồn: Vnexpress

Nếu buôn lậu xăng dầu tăng thì nhà nước thất thu thuế, nếu hiện tượng làm xăng giả bùng phát thì toàn dân chịu thiệt hại. Đứng giữa hai loại thiệt hại, nhà nước Cộng sản đã chọn cách để dân thiệt hại và bảo toàn quyền lợi cho đảng cho nhà nước. Không hiểu sao nhà nước này vẫn xưng là “vì dân” được nhỉ?

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Hình như là…
Người bạn nàng, bạn thời trung học, tha thiết rủ rê nàng sang Mỹ chơi một chuyến. Hắn bảo, nhà cửa hắn rộng rãi thoải mái, không việc gì phải…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: