FBI: Hàng triệu người Mỹ có thể mất tiền vì trò lừa đảo mới

WASHINGTON, DC (NV) – Một ngày Tháng Giêng năm nay, cô Sara, 23 tuổi, cư dân North Carolina, nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ, theo Newsweek hôm Thứ Năm, 2 Tháng Mười Một.

Số điện thoại đó đúng mã vùng nơi cô sinh sống mới đây ở South Carolina. Vì đang chờ chủ nhà cũ thông báo thiệt hại của vụ bể ống nước ở đó, cô Sara liền bắt máy.

Chuyện xảy ra sau đó là cơn ác mộng cho cô, đồng thời là bài học cho người nào cứ tưởng mình khó bị lừa.

“Tôi bắt máy. Đầu dây bên kia là một ông tự nhận là người của Sở Cảnh Sát Clemson (South Carolina) và cho biết tôi gặp rắc rối vì không ra tòa,” cô Sara kể với Newsweek, yêu cầu giấu tên thật.

Bây giờ, cô Sara không còn trả lời bất kỳ cuộc gọi nào từ số điện thoại lạ, và biết rằng cảnh sát sẽ không bao giờ gọi cho cô nếu muốn bắt cô vì bất cứ lý do nào. Nhưng trường hợp của cô là ví dụ cho thấy kẻ lừa đảo dễ dàng xâm nhập đời tư người khác và lừa lấy tiền như thế nào.

Ông gọi điện thoại hôm đó biết rõ lý do cô Sara gặp rắc rối. Ông nói cô được cảnh sát coi là nhân chứng cho người ở chung nhà với cô và ông biết tên người đó.

Do không biết gì nhiều về người ở chung nhà đó và chỉ mới tốt nghiệp, cô Sara tin lời ông đó khi ông nói cô nợ $2,000 tiền phạt vì không ra tòa. Hơn nữa, cô cho rằng giọng điệu ông đó đúng với giọng điệu cảnh sát ở South Carolina.

“Mọi chuyện rất lộn xộn, còn tôi thì hoảng sợ vì họ nói tôi sẽ bị bắt nếu không đóng tiền phạt $2,000,” cô Sara kể. “Tôi rất lúng túng vì chưa bao giờ gặp rắc rối, mà tôi vừa mới đi làm lần đầu tiên nên sợ vụ này sẽ làm tôi mất việc. Do đó, tôi muốn làm bất cứ việc gì để dẹp vụ này.”

Cô Sara nói chuyện điện thoại hơn năm tiếng với ông đó vì ngân hàng không cho phép cô chuyển trên $500 thông qua ứng dụng chuyển tiền Zelle.

Cuối cùng, cô đành trả số tiền còn lại bằng thẻ quà tặng mà cô nhận được từ lúc tốt nghiệp.

“Tôi không biết tại sao tôi khờ tới mức như vậy, nhưng sau năm tiếng căng thẳng, tôi không còn suy nghĩ tỉnh táo nữa,” cô cho hay.

Ông gọi điện thoại nói chuyện như cảnh sát ở South Carolina, chứ không phải kẻ lừa đảo, và “cái gì cũng biết trả lời,” cô thêm.

Ngay khi cúp máy, cô Sara phát giác cô vừa bị lừa toàn bộ $2,000 tiền tốt nghiệp.

FBI cảnh báo hàng triệu người Mỹ có thể mất tiền vì trò lừa đảo thông qua ứng dụng chuyển tiền. Vì ứng dụng chuyển tiền, như Venmo và Zelle, ngày càng thông dụng, kẻ lừa đảo đang dùng những ứng dụng này để xâm nhập và lấy tiền trong trương mục ngân hàng của người khác.

Zelle ước tính có 67.8 triệu người dùng ứng dụng này trong năm 2023, và còn số đó ngày càng tăng.

Mặc dù trước đây ai cũng nghĩ người già dễ bị lừa tiền nhất qua mạng, nhưng hiện nay, người 18 tới 24 tuổi cũng mất tiền vì trò lừa đảo này, theo phúc trình mới của BBB Institute for Marketplace Trust, tổ chức bất vụ lợi giúp phòng chống nạn lừa đảo.

Người dưới 25 tuổi bị lừa trung bình $200, nhiều hơn $50 so với người 25 tuổi trở lên, theo phúc trình. Người 55 tới 64 tuổi bị lừa ít nhất, chỉ $123.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: