Bắc Âu: chính phủ trả lương cho người lao động để chống dịch

Tuy kêu gọi sự tự nguyện của người dân nhưng Thụy Điển vẫn tích cực đề phòng dịch Covid-19, dựng lên nhiều bệnh viện dã chiến sẵn sàng ứng phó với dịch. Ảnh EPA

H.C.

Khu vực bán đảo Scandinavia ở Bắc Âu – gồm Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch – có cách phản ứng với đại dịch Covid-19 khá độc đáo: vừa thực hiện “cách ly xã hội” vừa tập trung hỗ trợ người lao động duy trì công ăn việc làm để mai mốt hết dịch nền kinh tế sẽ có điều kiện phục hồi nhanh.

Dịch Covid-19 buộc Đan Mạch Na Uy phải đóng cửa biên giới, dẹp các quán bar, nhà hàng, các khu trượt tuyết và cho học sinh nghỉ học; nhưng Thụy Điển vẫn tiếp tục mở cửa kinh doanh bình thường. Đất nước đông dân nhất bán đảo Scandinavia này chỉ đóng cửa trường đại học và trung học, còn các trường mẫu giáo, tiểu học, các quán bar, nhà hàng vẫn hoạt động bình thường, người dân vẫn đi trượt tuyết không bị hạn chế.

Thụy Điển: tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm

Cách ứng phó của Thụy Điển đặt ra câu hỏi phải chăng đất nước Bắc Âu này đang giỡn mặt với tử thần có tên đại dịch Covid-19 mà hiện chưa có thuốc chữa, chưa có vaccine tiêm phòng; hay đây là một chiến lược khôn ngoan để chống lại một tai họa đang làm phí phạm hàng triệu công ăn việc làm và khiến cả thế giới phải ngưng trệ.

Tính tới hôm nay, Chủ nhật 29-03, thì Na Uy – dân số 5,3 triệu người, đã có 4.284 người nhiễm bệnh, 25 người chết; Đan Mạch dân số 5,6 triệu người, có 2.564 người nhiễm bệnh, 72 người chết; Thụy Điển dân số 10,12 triệu người, có hơn 3.700 người nhiễm bệnh và 110 người chết; cao nhất là Hòa Lan dân số 17,1 triệu người có 10.930 người nhiễm bệnh, 772 người chết.

Khu phố cổ Stockholm Thụy Điển, các cửa hàng vẫn hoạt động bình thường. Ảnh AFP

Chính phủ Thụy Điển không phủ nhận mối nguy hiểm của dịch bệnh – các chính trị gia và quan chức y tế vẫn yêu cầu người dân rửa tay, cách ly xã hội, tránh tiếp xúc với người cao tuổi – nhưng thay vì bắt buộc Thụy Điển lại dựa vào tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm của công dân. Anders Tegnell, nhà dịch tễ học của nhà nước, nói rằng: “Đó là cách chúng tôi làm việc ở Thụy Điển. Toàn bộ hệ thống kiểm soát bệnh truyền nhiễm của chúng tôi dựa trên hành động tự nguyện.”

Đan Mạch, Hòa Lan: chính phủ trả lương cho người lao động

Bên kia cầu Oresund nối Thụy Điển với Đan Mạch thì Đan Mạch lại theo đuổi một chiến lược hạn chế thiệt hại kinh tế khác hẳn với các quốc gia khác, và cũng khác với Hoa Kỳ là nước vừa ban hành gói kích thích kinh tế khổng lồ 2,2 ngàn tỷ đô la.

Đan Mạch, các đảng chính trị thuộc mọi xu hướng bắt tay với các nghiệp đoàn lao động và hiệp hội giới chủ công ty cùng ủng hộ một kế hoạch cứu trợ, theo đó chính phủ sẽ trả từ 75 tới 90% tiền lương cho tất cả mọi công nhân, người lao động trong ba tháng tới, với điều kiện công ty phải hạn chế việc sa thải nhân công.

Với giới chủ công ty, ngoài việc hỗ trợ tiền trả lương công nhân, chính phủ còn thanh toán luôn tiền thuê mặt bằng, địa điểm, nhà xưởng trong trường hợp công ty bị sút giảm doanh thu. Hai biện pháp này cộng lại khiến ngân sách của chính phủ Đan Mạch tiêu tốn khoảng 42,6 tỷ kroner Đan Mạch, tương đương khoảng 6,27 tỷ USD.

Hòa Lan cũng đưa ra một kế hoạch tương tự, chính phủ Hòa Lan sẽ gánh vác khoảng 90% tiền lương nhân viên cho bất cứ công ty nào doanh thu bị sụt giảm từ 20% trở lên. Chính phủ Vương quốc Anh cam kết hỗ trợ 80% tiền lương của người lao động và mới hôm qua còn mở rộng việc hỗ trợ này cho những người kinh doanh tự lập (self-employed).

Mục đích của cách phản ứng này là ngăn ngừa tình trạng thất nghiệp hàng loạt, giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên thay vì đuổi việc họ rồi sau này lại thuê mướn trở lại. Một khi dịch qua đi, cuộc sống trở lại bình thường thì các công ty – vẫn duy trì đội ngũ nhân viên – có điều kiện phục hồi hoạt động sản xuất một cách nhanh chóng, từ đó giúp vực dậy nền kinh tế quốc gia.

(NYT)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: