H.C.
Chỉ có công dân Mỹ mới có quyền bỏ phiếu bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng cuộc bầu cử đầy kịch tính năm nay đã trở thành mối quan tâm hàng đầu về chính trị của hầu như mọi người dân trên thế giới. Điều dễ hiểu là người lãnh đạo nước Mỹ sẽ ban hành những chính sách, những chiến lược chiến thuật không chỉ áp dụng ở nước Mỹ mà còn tác động sâu sắc tới tình hình thế giới trên tất cả các lĩnh vực, ảnh hưởng tới cuộc sống của tất cả mọi người.
Tuy nhiên, cũng giống như sự chia rẽ trong cử tri Mỹ, dư luận ở nhiều nước trên thế giới cũng chia rẽ và đối lập nhau gay gắt giữa những người ủng hộ tổng thống Donald Trump với những người ủng hộ ứng cử viên đảng Dân Chủ Joe Biden.
Nhìn chung, ông Biden không gây được ấn tượng sâu đậm với người quan sát nước ngoài và dư luận quốc tế hầu như tập trung vào chuyện “bầu ông Trump” hoặc “không bầu ông Trump”. Ý kiến của họ thường chú ý vào những vấn đề mà cử tri Mỹ sẽ cân nhắc, từ đại dịch Covid-19, nền kinh tế và xung đột chủng tộc. Ở một số quốc gia, ý kiến về bầu cử Mỹ bị tác động mạnh bởi quan hệ giữa Mỹ và quốc gia đó, kể cả các quốc gia đồng minh như Nhật, Nam Hàn hoặc quốc gia đối thủ như Trung Quốc, Venezuela và Nga.
Dù đứng về phía nào, các ý kiến của người nước ngoài cũng thể hiện mối quan tâm sâu sắc, bởi vì họ cho rằng, ông chủ sắp tới của Tòa Bạch ốc sẽ định hình không chỉ tương lai của nước Mỹ mà cả khung cảnh chính trị quốc tế.
Châu Âu lo ngại
Anh Quốc là nước có “quan hệ đặc biệt” với Mỹ. Báo chí Anh tập trung lo ngại về khả năng cuộc bầu cử hôm nay sẽ đưa tới một kết quả gây nhiều tranh cãi, tới cuộc tranh chấp kéo dài về kết quả kiểm phiếu, thậm chí có nguy cơ xảy ra bất ổn trên đường phố ở Mỹ.
Tờ Guardian thiên tả dành nhiều không gian trang nhất để tường thuật tình hình bầu cử và những cuộc vận động cuối cùng của các ứng cử viên. Dưới một bài báo tiêu đề “nền dân chủ gặp nguy hiểm”, tờ báo bày tỏ lo ngại về một tweet “gây hấn” của ông Trump hôm qua thứ Hai (mà Twitter đã gắn nhãn cảnh báo) rằng nó có thể kích thích bạo lực trên đường phố nếu thời gian kiểm phiếu ở Pennsylvania không bị rút ngắn. Trong khi đó, tờ Telegraph thiên hữu đưa lên trang nhất việc các cửa tiệm ở Mỹ phải đóng ván ép bảo vệ cửa kính và Vệ binh Quốc gia được huy động để đề phòng bạo lực sau bầu cử như là những dấu hiệu đáng lo ngại kết quả cuộc bầu cử sẽ gây tranh chấp kéo dài.
Báo chí ở các nước châu Âu khác xuất bản sáng nay thứ Ba 03-11 vẫn dành nhiều trang trong mục chính trị quốc tế để nói về bầu cử ở Mỹ, hướng dẫn cách thức để người đọc theo dõi tình hình bầu cử Mỹ và tiếp tục đăng các bài phân tích đánh giá liệu một chính quyền mới dưới quyền ông Biden, hoặc ông Trump tiếp tục làm tổng thống sẽ có ý nghĩa như thế nào với chính trị quốc tế, đặc biệt là với quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương sau một nhiệm kỳ bốn năm của ông Trump có nhiều sóng gió.
Trang xã luận của nhật báo Le Figaro của Pháp nói rằng ngoại trừ giải Bóng đá Thế giới (World Cup) thì chưa có sự kiện quốc tế nào hấp dẫn bằng cuộc bầu cử hôm nay ở Mỹ. Báo Ý La Publica cho biết người Ý đang suốt ruột chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ và nhấn mạnh nhu cầu “tái thiết” nước Mỹ.
Khoảng 80% người Đan Mạch được hỏi muốn ông Biden đánh bại ông Trump; 71% người Đức; 69% người Tây Ban Nha; 65% người Thụy Điển; 64% người Pháp và 61% người Anh muốn điều tương tự. Ở một trong các nước châu Âu ít ghét Trump nhất là Italia, con số này là 58%.
Ở Đức, tờ báo kinh tế Handelsblatt tập trung phân tích cuộc bầu cử sẽ có tác động như thế nào tới các thị trường tài chính trong khi tờ báo phổ thông có số phát hành lớn Bild nói tới “Cuộc chiến đấu cho nước Mỹ” của hai ứng cử viên. Báo Die Welt thiên tả đăng bình luận của cây bút chính về ngoại giao dưới tiêu đề “Ông Trump còn lại gì?” nói tác giả tin rằng “với nhiều người Mỹ, và người châu Âu ở bên kia Đại Tây Dương, nhiệm kỳ tổng thống vừa qua của ông Trump là một cơn ác mộng kéo dài mà người ta hy vọng sẽ thức tỉnh vào sáng mai 04-11.
Những phát biểu chống ông Trump như thế này không lạ: hầu như châu Âu không có thiện cảm với tổng thống Donald Trump vì cho rằng các chính sách và hành động trong bốn năm cầm quyền của ông đã làm xói mòn các nền tảng của chế độ dân chủ tự do là hệ giá trị mà cả châu Âu và Mỹ đều tôn trọng, làm rạn nứt mối quan hệ đồng minh truyền thống giữa Mỹ và các nước dân chủ Tây Âu.
Các cuộc thăm dò ý kiến ở châu Âu cho thấy đây là quan điểm phổ biến. Khoảng 80% người Đan Mạch được hỏi muốn ông Biden đánh bại ông Trump; 71% người Đức; 69% người Tây Ban Nha; 65% người Thụy Điển; 64% người Pháp và 61% người Anh muốn điều tương tự. Ở một trong các nước châu Âu ít ghét Trump nhất là Italia, con số này là 58%.
Nga – nước bị cho là đã can thiệp bất hợp pháp vào cuộc bầu cử tổng thống 2016 và đang tiếp tục can thiệp vào cuộc bầu cử năm nay – dư luận tỏ ra cao ngạo trước những gì đang xảy ra ở Mỹ. Báo Kommersant đăng bài phân tích tầm quan trọng của “bang chiến trường” Pennsylvania đối với chiến thắng hay thất bại của các ứng cử viên, bài bình luận đánh giá ông Trump hay ông Biden mới là “người tốt hơn” cho nước Nga và đi đến kết luận rằng, Nga không cần có nước Mỹ dù người Nga chưa bao giờ công khai thừa nhận điều đó.
Nhật báo Nước Nga (Rossiyskaya Gazeta) nói cuộc bầu cử năm 2020 ở Mỹ là “vụ xì-căng-đan chưa từng có tiền lệ” mà thế giới phải nín thở theo dõi nay đang đi đến kết thúc!”
Châu Mỹ Latinh hy vọng
Ở châu Mỹ Latinh cuộc bầu cử mang lại một số niềm hy vọng. Báo chí Mỹ Latinh bằng tiếng Tây Ban Nha nhấn mạnh vai trò của các cử tri Hispanic (người Mỹ gốc Nam Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha) trong cuộc đua giữa các ứng cử viên.
Nhật báo El Pais của Tây Ban Nha bản dành cho châu Mỹ Latin nhận định “cử tri Latinh sẽ có tiếng nói quyết định ở Florida, Pennsylvania và Arizona” và thêm rằng “sự tham gia của cử tri Hispanic ở một số tiểu bang có thể làm đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống Mỹ”.
Quan hệ giữa các nước Mỹ Latinh với Mỹ đã bị căng thẳng do chính sách hạn chế nhập cư của ông Trump và việc Mỹ can thiệp vào cuộc phản kháng chính trị ở Venezuela năm 2019, chống lại chế độ độc tài của Nicolas Maduro. Báo chí trong khu vực đều tập trung phân tích liệu cuộc bầu cử có thể nào dẫn tới sự thay đổi trong quan hệ giữa Mỹ và khu vực hay không.
Châu Á cầu cho ông Trump tái đắc cử
Ở châu Á, như chúng tôi đã tường thuật, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có sức thu hút rất mạnh với dân chúng các nước Trung Quốc, Việt Nam và Đông Nam Á nói chung.
Người Việt Nam đa số ủng hộ ông Donald Trump tiếp tục làm tổng thống một nhiệm kỳ nữa vì cho rằng ông có lập trường cứng rắn chống Trung Quốc – được coi là kẻ thù truyền kiếp của người Việt – ủng hộ Việt Nam trong cuộc tranh chấp Biển Đông. Cuộc thương chiến Mỹ-Trung do ông Trump phát động đã mang lại lợi ích thiết thực cho Việt Nam khi nhiều công ty nước ngoài bắt đầu chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, giúp tạo ra nhiều việc làm và thu nhập.
Khác với ông Obama “dĩ hòa vi quý”, theo tác giả Kausikan, ông Trump cho thấy ông sẵn sàng “chơi rắn” như ra lệnh phóng hỏa tiễn vào Syria ngay trong lúc đang ăn tối với Tận Cận Bình hoặc tuyên bố yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông là “bất hợp pháp”
Trung Quốc – nước thường xuyên bị tổng thống Trump tấn công trên mọi mặt trận, từ dịch Covid-19 đến kinh tế, thương mại, công nghệ, chiến tranh mạng…. – lại có xu hướng ủng hộ ông Trump tiếp tục làm tổng thống. Nhiều người dân Trung Quốc cho rằng, ông Trump đã làm cho hình ảnh của nước Mỹ trở nên xấu xí, các liên minh do Mỹ dẫn dắt bị vô hiệu hóa và nền tảng dân chủ của Mỹ bị xói mòn, xã hội trở nên hỗn loạn và kinh tế trì trệ. Tình trạng đó có lợi cho Trung Quốc, củng cố niềm tin của người dân Trung Quốc rằng họ sắp vượt qua Mỹ để trở thành cường quốc số một, thành nhà lãnh đạo thế giới. Bởi vậy, trong cuộc bầu cử hôm nay, dư luận Trung Quốc mong ông Trump thắng lớn để Trung Quốc tiếp tục được hưởng lợi.
Nhà ngoại giao kỳ cựu của Singapore Bilahari Kausikan cũng ủng hộ ông Trump nhưng theo một cách nhìn khác, được nhiều nhà lãnh đạo ở ASEAN tán thành. Trong bài bình luận trên trang Nikkei sáng nay 03-11 ông Kausikan cho rằng chính sách châu Á của cựu tổng thống Obama là “kinh khủng” vì ông Obama không có gan dùng vũ lực mà cũng không hiểu biết về quan hệ quốc tế. Hậu quả là trong thời Obama Trung Quốc đã bành trướng ảnh hưởng rất mạnh ở Biển Đông, chiếm đảo Scarborough của Phi Luật Tấn, quân sự hóa các đá ở Trường Sa, cưỡng bức và đe dọa các nước ven biển khác mà hầu như chính phủ Mỹ chẳng hề có biện pháp ứng phó. Khác với ông Obama “dĩ hòa vi quý”, theo tác giả Kausikan, ông Trump cho thấy ông sẵn sàng “chơi rắn” như ra lệnh phóng hỏa tiễn vào Syria ngay trong lúc đang ăn tối với Tận Cận Bình hoặc tuyên bố yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông là “bất hợp pháp”. Ông Kausikan cho rằng, nếu ông Biden trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ thì có khả năng Mỹ sẽ lại “kiên nhẫn chiến lược” như trước và Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới mạnh mẽ hơn nữa.