Giải Nobel văn chương là giấc mơ đối với Việt Nam

(Cartoon Movement)

Giải Nobel Văn chương năm 2024 đã được trao cho Han Kang – một tác giả người Hàn Quốc.

Giải Nobel Văn chương được trao cho nhà văn 53 tuổi người Hàn Quốc Han Kang cho những tác phẩm “trực diện với những chấn thương lịch sử, phơi bày sự mong manh của cuộc sống con người”.

Những tác phẩm nổi tiếng của bà gồm: The Vegetarian, The White Book, Human Acts và Greek Lessons.

Chủ nhân giải Nobel Văn chương 2024 bắt đầu sự nghiệp với một số bài thơ trên tạp chí ở Hàn Quốc trước khi ra mắt tập truyện ngắn năm 1995.

Người Việt cộng sản, và người Việt không cộng sản dường như cũng ấp ủ, hy vọng mai kia Việt Nam cũng có được giải văn chương danh giá này. Nhưng có lẽ điều đó sẽ mãi là giấc mơ, khi mà không có tự do sáng tác, tự do báo chí, tự do ngôn luận.
Khi mà mọi thứ phải trong khuôn khổ, trong một cái rọ, kể cả văn chương cũng theo một công thức. Thậm chí, nhiều người bị bỏ tù, với cáo buộc là có tội từ trong tư tưởng, mà nhà cầm quyền cộng sản gọi là giám định tư tưởng.

Chắc nhiều chúng ta đều biết ca khúc “Dối Trá” được Lưu Bích và Nguyễn Hưng thể hiện trong chương trình Paris By Night 54. Ca khúc ấy có đoạn như sau: “Dối trá đó đã theo chân người…”.

Thế nhưng, rất ít người biết, tác giả của ca khúc này đã bị liệt vào danh sách “chống chế độ, bôi nhọ nói xấu lãnh tụ”, mà một trong những lí do là nhà cầm quyền đã quy chụp tư tưởng của tác giả thông qua ca từ của ca khúc nói trên.

Người ta cho rằng, “dối trá đó còn theo chân người”, ý là ám chỉ nói về vị lãnh tụ đã dối trá. Trong khi tác giả – nhạc sĩ Tuấn Khanh – viết ca khúc này liên quan đến một cuộc tình có thật, chứ không hề xiên xỏ đến ai cả.

Hoặc như trước đó, nhà thơ Vũ Hoàng Chương chỉ vì thẳng thắn nói lên quan điểm về thơ ca, cũng như chỉ trích Tố Hữu là nhét chữ vào miệng những bà mẹ Việt Nam, qua câu thơ Tố Hữu viết: “Tiếng đầu đời con gọi Stalin”. Chỉ vậy thôi, mà ngay sau đó Vũ Hoàng Chương đã bị giam cầm cho đến gần chết mới thả ra.

Đến cả nhưng văn nghệ sĩ miền Bắc Việt Nam, thì cũng chung số phận như văn nghệ sĩ miền Nam Việt Nam. Ví như chuyện về tác phẩm Màu Tím Hoa Sim của nhà thơ Hữu Loan, và Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Có thể nói, vì hai bài thơ này đã khiến cho cả 2 tác giả bị đọa đày cho đến chết. Còn rất nhiều trường hợp khác, không thể liệt kê hết ra đây.

Rồi những cuốn sách chỉ là nói về lịch sử như sách về Trương Vĩnh Ký hay vua Bảo Đại dù ghi lại sự thật thì cũng bị cắt sửa theo ý nhà nước. Thậm tệ hơn, như cuốn Gạc Ma Vòng Tròn Bất Tử, in ra rồi bị thu hồi, nhưng không phải vì dở mà chỉ vì nó đầy sự thật

Trở lại câu chuyện Nobel văn chương năm nay, chúng ta có thể đặt câu hỏi, là vì sao không thuộc về Triều Tiên mà là Hàn Quốc? Xin thưa rằng ở Triều Tiên, mọi thứ văn chương đều phải ca ngợi lãnh tụ, thậm chí đến cả nhạc tình yêu còn không được sáng tác, chứ không phải vì Bắc Hàn không có người giỏi về văn chương.

Tóm lại là, nếu một ngày nào đó, có giải Nobel văn chương xã hội chủ nghĩa, thì chúng ta có quyền tin rằng, Việt Nam sẽ giật giải ngay tức thời. Mà những ứng viên như Nguyễn Quang Thiều viết về Chuyện Làng Nhô, hay Nguyễn Ngọc Tư viết ca tụng Võ Nguyên Giáp, không thắng giải thì liệu còn ai hơn được?

Một nền văn hóa lớn đúng nghĩa tồn tại không phải chỉ có những người có biết viết, biết ca ngợi, mà cũng cần có những người biết ghi lại những điều mà nhiều người không được biết, và biết nói sự thật cho thế hệ mai sau.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: