Sư Minh Tuệ Qua Lăng Kính Kitô Giáo (Bài 2)

Trên mạng xã hội có một “clip” mang tên “Học tiếng Việt có khó không?” Nhân vật xuất hiện trong clip là một phụ nữ tây phương, nói tiếng Việt khá sành sõi. Cô nói, “Tiếng Việt rất khó. Khó nhất là cách xưng hô.”

Con, cháu, em, anh, chị, ông, ôn, bà, mệ, bác, thầy, chú, cậu, cô, o, dì, bu, dượng, mợ, thím… chưa kể đến…thằng, tôi, tau, mầy, tớ, cái… Ôi thôi không biết sao phân định được. Tuỳ đối tượng, quan hệ, bối cảnh, tuỳ vai vế, tuỳ… rất nhiều yếu tố tế nhị khi xưng hô, thưa gửi.

Trong cung cách sử dụng từ sao cho thích hợp, người xưng hô nói lên rất nhiều về chính mình, khiêm cung hay cao ngạo, mộc mạc hay khách sáo, đưa đẩy hay chân thành. Riêng trong chủ đề “cung cách chào hỏi và nguyên tắc thưa trình” thôi, cũng đủ để nghiên cứu sâu và biên soạn thành tập, thành sách, và dạy cho nhau cách ứng xử sao cho đẹp lòng người, vui lòng ta, đấy chính là nghệ thuật sống.

Nghe đâu, tiếng Đức rất phức tạp và khó học. Chính người Đức cũng đã xác nhận định như vậy. Thế nhưng, không biết cung cách chào hỏi và nguyên tắc thưa trình trong ngôn ngữ Đức có phức tạp và phong phú như tiếng Việt không. Trong cung cách xưng hô, chào hỏi, thưa trình, ắt định vị rất rõ vai vế, quan hệ, và tương quan của từng người, mỗi bên. Cung cách xưng hô còn là một nghệ thuật trong giao tiếp, ngoại giao, quan hệ và xử thế, xử lý và xử sự của một người tinh thông, khôn ngoan.

“Con” trong cách xưng hô, thưa gửi… nói lên ý nghĩa gì, điều gì, mà khi nghe Sư Minh Tuệ đối đáp, thưa gửi, mọi người đều ngạc nhiên, thắc mắc.

Sư giải thích, “Đối với mọi người, con là người nhỏ bé, khiêm tốn, mình như bụi như cát, mình chưa là gì cả…”

Nhiều linh mục công giáo trẻ, trong quan hệ xã hội hoặc ngay khi giảng trong các nghi thức tôn giáo, cũng xưng “con” với giáo dân. Từ “con” đó không đồng nghĩa với từ “con” Sư Minh Tuệ dùng. Vì, trong một giáo đường, nghi thức tôn giáo, có đủ mọi thành phần, nam phụ lão ấu, ắt hẳn có nhiều người cao tuổi hơn vị linh mục, đáng tuổi cô chú, cha mẹ, ông bà; do đó, linh mục xưng hô “con” với mọi người, đám đông, cộng đồng dân chúa, không lắm ngạc nhiên.

Nhưng, Sư Minh Tuệ xưng “con” với bất cứ ai, giai cấp, tuổi tác, giới tính, cao tuổi hoặc thấp hơn Sư, mọi người dường như chưa nghe quen tai, hoặc muốn trở thành quen tai, vẫn thấy sao sao ấy, khó chịu, áy náy thì không đúng, hài lòng càng lại không được. Vì, một vị chân tu, được tôn kính, có người tôn Sư như Phật đầu thai, thánh nhân… lại xưng “con” với mọi người, người kính bái, đảnh lễ, và có kẻ sụp toàn thân đảnh lễ, không phải dễ nghe từ “con” ấy từ miệng mà người người vái, lạy một cách cung kính, nể trọng.

Sư Minh Tuệ xưng “con” với mọi người, vậy, mang ý nghĩa chi, tác động gì, và ảnh hưởng lan rộng thế nào trong sứ mệnh tu theo hạnh đầu đà, bối cảnh tu hành phật giáo, làm gương và cảnh báo chúng sinh, sống trong bình anh, yêu thương và buông bỏ?

Việc sử dụng từ “con” ở đây không chỉ đơn thuần là cách xưng hô khiêm nhường mà còn có nhiều tác động và ảnh hưởng lan rộng đối với sứ mệnh tu hành và giáo hóa chúng sinh.

Dưới đây là một số khía cạnh quan trọng liên quan đến việc Sư Minh Tuệ xưng “con”:

Khiêm Nhường và Tôn Kính: Xưng “con” là biểu hiện của sự khiêm nhường, tôn trọng và tôn kính với tất cả mọi người. Điều này thể hiện sự tôn trọng với mọi chúng sinh, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, địa vị cao thấp, nhắc nhở rằng dù là một người tu hành có địa vị và kiến thức, vẫn luôn giữ lòng khiêm cung và không kiêu ngạo.

Tạo Sự Gần Gũi và Thân Thiện: Việc sử dụng từ “con” giúp tạo nên sự gần gũi và thân thiện với mọi người. Khi một vị Sư xưng “con” thì người nghe cảm thấy được sự chân thành và dễ dàng tiếp cận, từ đó tạo nên mối quan hệ gần gũi hơn giữa người tu hành và cộng đồng.

Thể Hiện Tâm Từ Bi và Bình Đẳng: Trong Phật giáo, từ bi và bình đẳng là hai giá trị cốt lõi. Việc xưng “con” giúp nhấn mạnh rằng mọi người đều bình đẳng trong mắt Phật, không có sự phân biệt đối xử. Qua cách xưng hô này, Sư Minh Tuệ gửi gắm thông điệp từ bi, mong muốn mọi người đều được an lạc và giải thoát khỏi khổ đau.

Sứ Mệnh Tu Theo Hạnh Đầu Đà: Hạnh đầu đà (Dhutanga) là những hạnh nguyện tu khổ hạnh, nhằm rèn luyện tâm và từ bỏ những ràng buộc của thế gian. Xưng “con” là một phần của sự giản dị, buông bỏ cái “tôi” giúp Sư Minh Tuệ làm gương cho chúng sinh về sự buông bỏ, không chấp trước vào danh lợi, vật chất.

Sư Minh Tuệ Qua Lăng Kính Kitô Giáo (Bài 1)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Mẹo hay nhà bếp
Trong gian bếp, bạn cũng có thể sử dụng nhiều mẹo vặt để tránh phền toa1o xảy ra, nhất là khi bạn phải làm ở nhà. Tránh ruồi Chỉ cần…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: