Cha mẹ la mắng con cái tương tự bạo hành gia đình

Cha mẹ la mắng con, giống như đánh đập chúng. (minh họa: engin akyurt/Unsplash)

Việc cha mẹ la mắng con trẻ một cách quá mức và thường xuyên có khả năng gây hại tương tự như lạm dụng tình dục và hành hạ thể xác. Đó là kết quả một nghiên cứu mới.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Child Abuse & Neglect, đã xem xét 166 nghiên cứu trước đó, đưa ra phân tích chi tiết về chủ đề này.

Các tác giả của nghiên cứu nói rằng hành động này có thể được coi là hình thức lạm dụng và khẳng định hành vi này liên quan đến “việc lạm dụng bằng lời nói từ người lớn đến trẻ em… đặc trưng bởi việc la hét, quát mắng, gièm pha và đe dọa con trẻ bằng lời nói.”

Các nhà nghiên cứu nói thêm rằng những hành vi như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ sau này.

Giáo sư Shanta Dube, tác giả chính của nghiên cứu và giám đốc của Master of Public Health Program từ Wingate University, cho biết: “Việc lạm dụng bằng lời nói ở trẻ em rất cần được thừa nhận là một loại lạm dụng phụ vì những hậu quả tiêu cực kéo dài suốt đời.”

Theo kết quả nghiên cứu, khoảng 40% trẻ em đã trải qua hình thức lạm dụng này. Hơn 10% trẻ em cho biết các bé đã phải nghe những tiếng la mắng, chửi bới này hàng ngày.

Các bé rất sợ khi bị cha mẹ la mắng. (minh họa: Patrick Fore/Unsplash)

Giáo sư Dube cho rằng vấn đề này cần được giải quyết vì người lớn không biết gì về tác hại kinh khủng của lời nói và giọng điệu của mình, khi la mắng con cái.

Cô nói: “Người lớn thường không biết giọng điệu la lối và những từ mang tính chỉ trích của họ, chẳng hạn như ‘ngu ngốc’ và ‘lười biếng’, có thể tác động tiêu cực đến trẻ em như thế nào, đặc biệt nếu đó là lời thoát ra từ các bậc cha mẹ,” theo The Guardian.

Nghiên cứu kết luận rằng khi người lớn, ví dụ như người giám hộ, giáo viên hoặc huấn luyện viên, la mắng một đứa trẻ sẽ gây ra những tác động bất lợi về mặt sinh lý, bao gồm trầm cảm, lo lắng, tức giận hoặc hạ thấp lòng tự trọng.

Ngoài ra, các cháu bé cũng thể hiện các triệu chứng bên ngoài, chẳng hạn như gây hấn, phạm tội, lạm dụng chất gây nghiện hoặc gây ra hậu quả bất lợi cho sức khỏe thể chất, chẳng hạn như phát triển bệnh béo phì hoặc bệnh phổi.

Một nghiên cứu năm 2013 của Ming-Te Wang, trợ lý giáo sư tâm lý học giáo dục tại University of Pittsburgh’s School, cho thấy những kỷ luật bằng lời nói khắc nghiệt đối với trẻ em có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm và làm tăng khả năng xảy ra các vấn đề về hành vi như phá hoại hoặc chống đối xã hội và hung hăng với những người xung quanh.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tác động tiêu cực của kỷ luật bằng lời nói trong vòng hai năm cũng tương đương với những đứa trẻ phải chịu đựng kỷ luật thể xác trong khoảng thời gian này.

Một gia đình hạnh phúc. (minh họa/Unsplash)

“Từ đó, chúng tôi suy ra rằng những kết quả này sẽ kéo dài giống như tác động của kỷ luật thể chất, vì tác động ‘tức thời cho đến hai năm’ của kỷ luật bằng lời nói cũng giống như đối với kỷ luật bằng cách đánh đập,” giáo sư Ming-Te Wang, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Vì vậy các bậc làm cha làm mẹ nên nhẹ nhàng chỉ bảo con trẻ những điều đúng, sai, vì đây sẽ là cách để tạo ảnh hưởng tốt đến sức khỏe cũng như sự phát triển của con, và vì tương lai của các cháu sau này.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: