Để con thất bại

Câu chuyện đáng suy ngẫm của một bà mẹ.
(Hình minh họa: Unsplash)

Khi con lớn của tôi vào Lớp Bốn, tôi đã khá lo lắng. Qua nhóm “Các Bà Mẹ” nhiều phụ huynh nói: Lớp Bốn thực sự khó và có rất nhiều bài tập về nhà.

Trong ngày đầu tiên, con trai tôi – một học sinh giỏi – bị sai sót trong bài kiểm tra bảng cửu chương và cũng không đọc bài đọc của mình tốt nhất. Vài cháu khác làm tốt hơn thằng bé.

Lúc nói chuyện với cô giáo mới của cháu, tôi than thở miết với cô về chuyện bảng cửu chương. Nhưng cô chỉ mỉm cười và nói: “Mẹ đừng lo, con sẽ ổn thôi. Miễn là mẹ đừng làm nhiều cho con quá. Cứ để cho bé thất bại khi hậu quả không đáng kể. Đó là điều tốt nhất mà mẹ có thể làm cho con đấy!”

Tôi chựng lại, trong thâm tâm, tôi biết mình sẽ phải cân nhắc những gì người giáo viên này đang nói. Cô đã chứng kiến nhiều đứa trẻ lớn lên trong thời gian cô làm giáo viên và đã nuôi dạy hai đứa con thành đạt. Những điều cô ấy nói là từ kinh nghiệm và trí tuệ.

Khoảng một tuần sau, thằng bé nhà tôi có bài kiểm tra. Từ tối hôm trước, cu cậu hoàn thành bài tập về nhà khá tốt nhưng lại chưa cất nó vào ba lô ngay, và sáng hôm sau thì quên mang đến lớp. Khoảng nửa giờ sau, điện thoại reo từ trường học của con trai. Tôi không mang bài tập đến lớp cho con, và biết mình đang làm đúng.

Nhà tôi gần trường học lắm. Đem bài tập đến trường cho thằng bé thật sự dễ dàng hơn nhiều so với việc chống lại sự thôi thúc thỏa hiệp với hành vi bất cẩn của cậu bé 10 tuổi. Bài tập về nhà, một mảnh giấy đơn giản, trừng mắt nhìn tôi suốt ngày từ mặt bàn bếp. Tôi lo lắng rằng thằng bé sẽ khó chịu về điểm số mà nó sẽ nhận được, và có thể giận tôi vì đã không mang bài tập đến. Tôi chắc chắn không muốn điều đó!

Tất nhiên, hôm đó cu cậu bị điểm kém, và nó rất buồn về điều đó. Nhưng tôi nghĩ sau sự bất cẩn này, thằng bé sẽ rút bài học, và nhớ đem bài tập về nhà đến trường, và trải nghiệm này từ năm Lớp Bốn đã giúp ích rất nhiều cho cháu trong suốt những ngày đi học.

Đây chỉ là một ví dụ nhỏ về tác động tích cực của việc để con chúng ta thất bại theo những cách phù hợp với lứa tuổi. Nhiều kịch bản khác gần như không đơn giản và rõ ràng như kịch bản này. Khi trẻ lớn lên, rủi ro sẽ cao hơn nhiều, đó là lý do tại sao việc trang bị cho con ba công cụ sau đây sẽ giúp ích.

Bằng cách cho phép trẻ mắc phải những thất bại nhỏ, chúng ta đã trao cho chúng món quà là học cách tự mình giải quyết công việc. Điều này có vẻ rất phản trực giác đối với chúng ta với tư cách là cha mẹ, vì chúng ta có thể nghĩ rằng nếu thất bại, các cháu sẽ cảm thấy mình không có khả năng. Tuy nhiên, chính việc học hỏi từ sai lầm và làm đúng vào lần tiếp theo mới có được sức mạnh.

Khi cha mẹ nhảy vào và làm quá nhiều việc cho con mình, chúng ta đang nói với con mình rằng “con không thể tự giải quyết được việc đó đâu, con không có khả năng và con cần được giúp đỡ” và chẳng khác nào làm suy yếu sự tự tin của đứa trẻ. Các cháu sẽ không cảm thấy được trao quyền để tự đứng trên đôi chân của mình sau này.

Trẻ trở nên kiên cường hơn khi từng thất bại, học hỏi được và trở nên có năng lực, tự tin từ đó. Ai biết được con cái chúng ta sẽ gặp phải điều gì trên thế giới này, nhưng chắc chắn các cháu sẽ cần có khả năng phục hồi để đương đầu và vượt qua.

Trao cho trẻ khả năng và sự tự tin cần thiết để đứng vững và xử lý những gì xảy ra là một trong những món quà lớn nhất mà chúng ta có thể tặng chúng.

(theo Your Tango)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Điểm tín dụng
Việc quản lý tiền phụ thuộc vào các con số và một vài con số 0 cũng quan trọng đối với tài chính cá nhân của bạn, như điểm tín…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: