Học trò ‘nghiện’ điện thoại nặng, thầy giáo bỏ nghề!

Nhiều học trò không nghe giảng vì bận xem phone. (Hình minh họa: Sam Balye/Unsplash)

Một thầy giáo quyết định nghỉ dạy, sau nhiều nỗ lực “cai nghiện” điện thoại di động cho học sinh của mình, nhưng hoàn toàn thất bại.

Mitchell Rutherford, giáo viên trường trung học Sahuaro ở Tucson, Arizona đã được hơn chục năm qua, nói rằng anh quyết định từ bỏ nghề “gõ đầu trẻ” sau nhiều nỗ lực thất bại trong việc đưa học sinh của mình ra khỏi thiết bị điện thoại.

Việc các học trò của mình bị nghiện điện thoại di động không thuốc chữa, làm cho người thầy giáo này mất đi sự tỉnh táo, và là nguyên nhân khiến anh gắp vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Rutherford nói với KVOA: “Tôi đã phải vật lộn với sức khỏe tâm thần trong suốt mấy năm nay, và tôi xác định nguyên nhân chủ yếu là vì phải đối đầu với chứng nghiện điện thoại của học sinh mình.”

Thầy giáo này tin rằng chứng nghiện điện thoại bắt nguồn từ việc các trường học phải đóng cửa trong thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, khi học sinh phải sống xa cách xã hội. Rutherford cho biết vào Tháng Mười, một nửa số học sinh của anh bị rớt môn. Vấn đề là dù không đạt điểm số, học sinh của anh không hề quan tâm, không mong muốn thi lại để có điểm tốt hơn, thậm chí nhiều em không muốn đến trường.

Theo chính sách của trường trung học Sahuaro, điện thoại không được phép sử dụng trong lớp, và giáo viên có quyền kiểm soát và phạt khi học sinh của mình vi phạm. Thấy giáo Rutherford so sánh việc sử dụng điện thoại nhiều với việc nghiện ma túy. “Opioids, rõ ràng là một vấn đề lớn, cocaine heroin, tất cả những loại ma túy, rượu đều là những vấn đề lớn, và tiếp theo là chiếc điện thoại thậm chí còn là vấn đề lớn hơn thế,” anh nói.

Rutherford từng dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh “cai” điện thoại. “Tôi yêu cầu học sinh của mình kiểm tra thời gian sử dụng điện thoại, tạo thói quen, quan tâm về giấc ngủ và hiểu lý do tại sao giấc ngủ lại quan trọng. Chúng tôi đã nói về vấn đề này hàng ngày,” anh giải thích với KVOA.

Kể với WSJ, người thầy “bất lực” này nói: “Có lần tôi đến gần một em đang lén xem điện thoại, và nói: ‘Nào, đưa nó cho thầy,’ nhưng ngay lập tức, em này chộp lại, y như một người nghiện rượu bị ai đó cố lấy đi chai rượu của họ vậy. Mà không chỉ một em, rất nhiều em trong lớp tôi bị nghiện điện thoại tới mức đó.”

Gọi là thầy giáo bất lực cũng đúng, vì nhiều lần thầy tổ chức cho học sinh tham gia các lớp học đi dạo trong thiên nhiên và dạy các kỹ thuật thiền định, nhưng hoàn toàn vô ích. Thầy thất bại!

Theo một nghiên cứu của Common Sense Media năm ngoái, 97% học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Thống Đốc Kathy Hochul tuần này đã kêu gọi cấm trẻ em sử dụng điện thoại thông minh trong trường học, đề xuất học sinh mang theo những chiếc điện thoại không truy cập internet được, mà chỉ có thể nghe, gọi, gửi tin nhắn.

Các bậc cha mẹ thông cảm sự thất vọng của thầy giáo Rutherford, khi biết thầy phải bỏ nghề. “Chúng tôi phần nào đồng ý với thầy Rutherford. Tuy không thật sự đồng tình với việc thầy nghỉ việc, nhưng chúng tôi hiểu lập trường mà thầy đưa ra, vì thầy không thể làm được công việc của mình,” phụ huynh Chris Anderson nói với NBC.

Thầy giáo Rutherford dạy buổi cuối cùng hôm 23 Tháng Năm, ngày mà thầy có tâm trạng “buồn vui lẫn lộn.”

Bỏ nghề, có lẽ là quyết định tốt nhất cho bản thân và gia đình thầy, nhưng còn chứng “nghiện điện thoại” của học trò thì sao?

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: