Kỹ năng học tập, ‘chìa khóa’ để cải thiện kết quả học tập (2)

(ảnh: Kenny Eliason/Unsplash)

Nếu bạn đã áp dụng được các cách để cải thiện việc học, như tập trung học theo chủ đề, không học quá một tiếng, hoặc học liên tục các môn giống nhau, hay biết nghỉ ngơi nếu mệt,… Hôm nay, bạn nên biết thêm về các cách khác mà các nhà nghiên cứu chứng minh, sẽ rất hiệu quả nếu biết cách áp dụng. 

Sử dụng hệ thống ghi chú tốt nhất

Khá nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về ghi chú, và đây là một hệ thống được xem là tốt nhất. Sử dụng giấy rời 8½ x 11 inch và chỉ viết trên một mặt. Làm vậy có vẻ lãng phí, nhưng trong tình huống này, tiết kiệm là chuyện nhỏ, bỏ qua một bên! Hãy dành thời gian để điều chỉnh trang giấy của bạn như sau:

Nếu khóa học có bài giảng và văn bản liên quan chặt chẽ với nhau, hãy sử dụng kỹ thuật 2–3–3–2: Tạo các cột dài hai inch ở phía bên tay trái để ghi lại manh mối, ba inch ở giữa để ghi chú bài giảng và ba inch inch ở phía bên phải để ghi chú văn bản. Để lại một khoảng trống hai inch ở cuối trang cho những quan sát và kết luận của riêng bạn.

Nếu đó là một khóa học mà các bài giảng và bài đọc không liên quan chặt chẽ với nhau, hãy sử dụng các trang riêng biệt để ghi chú trên lớp và ghi chú đọc, theo kỹ thuật 2–5–1: hai inch bên trái để ghi nhớ các manh mối, năm inch ở giữa để ghi chú bài giảng , và một inch ở bên phải để quan sát và kết luận. Sau một thời gian quen dần, bạn sẽ không cần phải vẽ các đường thẳng nữa.

Rất có thể bạn ghi chép bài giảng của mình theo hình thức đã phát triển trong những năm đi học. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cách tốc ký của riêng mình, chẳng hạn như sử dụng “g” cho tất cả các đuôi “-ing”, dấu và (&) cho “and” và viết tắt cho nhiều từ, ví dụ: govt. cho từ  “chính phủ”.

(minh họa: Jason Coudriet/Unsplash)

Ngay sau khi bạn viết xong ghi chú của mình, hãy dành thời gian đọc lại, không học nhé, chỉ đọc lại thôi, và kiểm tra ngay lập tức, trong khi tất cả vẫn còn mới, để xem liệu bạn có bỏ sót điều gì quan trọng hoặc ghi sai điều gì không. Nếu thấy có gì sai thì sửa ngay.

Sau khi xem lại những gì bạn đã viết, hãy ghi nhớ các từ gợi ý cho các chủ đề trong ghi chú của bạn. Những từ gợi ý này không nên lặp lại thông tin mà nên chỉ định hoặc dán nhãn cho loại thông tin có trong ghi chú của bạn.

Ví dụ: Để ghi nhớ thông tin có trong phần này về cách ghi chú, bạn chỉ cần các gợi ý sau: 8½ x 11, tờ rời, một mặt: 2–3–3–2 hoặc 2–5–1 . Như bạn có thể thấy, chúng chỉ đơn giản là những tín hiệu ghi nhớ để sử dụng sau này trong quá trình học tập của bạn.

Tiến sĩ Robert A. Palmatier, Giám Đốc của The Reading and Study Center tại Cornell University, gợi ý bạn nên học các bài kiểm tra theo cách sau: Lấy các trang giấy rời ra và để đặt thứ tự những việc có ý nghĩa nhất đối với việc học.

Chọn trang đầu tiên và che đi phần ghi chú, chỉ để lại manh mối hiển thị, xem liệu bạn có thể nhớ lại các ghi chú đi kèm với manh mối hay không. Khi bạn lấy đúng một trang, hãy đặt nó sang một bên.

Nếu bạn sắp làm một bài kiểm tra có câu trả lời ngắn, hãy xáo trộn các trang ghi chú, để chúng không theo thứ tự. Đó là lý do bạn chỉ sử dụng một mặt của tờ giấy. “Cách tiếp cận này cung cấp cho việc học mà không cần sự hỗ trợ của trình tự logic,” Tiến sĩ Palmatier nói, “Nó gần giống với mô hình thực tế mà thông tin phải được nhớ lại. Nếu bạn chuẩn bị làm bài kiểm tra viết luận, bạn có thể dự đoán một cách an toàn rằng “những lĩnh vực được ghi chú nhiều nhất sẽ thường là những lĩnh vực đặt câu hỏi cho bài luận.”

Cái hay của phương pháp ghi chú “nhớ lại từ gợi ý”, là nó cung cấp một cách dễ dàng để thực hiện việc đã được chứng minh là giúp bạn ghi nhớ những gì bạn đã học, suy nghĩ tích cực về các ghi chú và hiểu ý nghĩa logic của chúng trong đầu.

(minh họa: Ben Mullins/Unsplash)

Ghi nhớ một cách chủ động

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cách tồi tệ nhất để ghi nhớ làm mất thời gian và không hiệu quả, là chỉ đọc đi đọc lại một nội dung nào đó. Nếu đó là cách bạn ghi nhớ, hãy quên nó đi. Thay vào đó, hãy sử dụng càng nhiều giác quan của bạn càng tốt.

Cố gắng hình dung một cách cụ thể để có được một hình ảnh trong đầu bạn. Ngoài thị giác, hãy sử dụng âm thanh: Nói to các từ và lắng nghe chính mình nói chúng. Sử dụng sự liên tưởng: Liên hệ sự việc cần học với một điều gì đó có ý nghĩa cá nhân hoặc tìm ra mối liên hệ hợp lý.

Ví dụ: Khi ghi nhớ ngày tháng, hãy liên hệ chúng với các sự kiện quan trọng, ngày mà bạn đã biết. Sử dụng thuật ghi nhớ: Ví dụ: cụm từ “Mọi cậu bé ngoan đều làm tốt,” được sử dụng để ghi nhớ tên của các nốt trên dòng nhạc.

Đọc và học cùng lúc

Đọc và học cùng lúc thật ra mất ít thời gian hơn, đó là đọc có mục đích. Thay vì chỉ bắt đầu từ đầu và đọc từ đầu đến cuối, bạn sẽ hoàn thành bài tập nhanh hơn và ghi nhớ nhiều hơn nếu lần đầu tiên bạn dành thời gian làm theo phương pháp OK4R do Tiến sĩ Walter Pauk nghĩ ra:

O (Overview) – Tổng quan: Đọc tiêu đề, các đoạn giới thiệu và tóm tắt và tất cả các tiêu đề có trong tài liệu đọc. Sau đó, bạn sẽ có một ý tưởng chung về những chủ đề sẽ được thảo luận.

K (Key ideas) – Ý chính: Quay lại và đọc lướt văn bản để tìm các ý chính (thường thấy ở câu đầu tiên của mỗi đoạn). Đồng thời đọc phần in nghiêng và in đậm, các phần có dấu đầu dòng, các mục, hình ảnh và bảng biểu.

R1 (Read) – Đọc: Đọc bài tập từ đầu đến cuối. Bạn sẽ có thể làm điều đó một cách nhanh chóng, bởi vì bạn đã biết tác giả đang đi đâu và họ đang cố gắng chứng minh điều gì.

R2 (Recite) – Nhớ lại: Đặt văn bản sang một bên và nói hoặc viết, bằng một vài từ hoặc câu chính, những điểm chính của những gì bạn đã đọc. Người ta đã chứng minh rằng hầu hết việc quên sẽ diễn ra ngay sau lần học đầu tiên. Tiến sĩ Pauk nói: “Một phút dành cho việc nhớ lại ngay lập tức giúp tăng gần gấp đôi khả năng lưu giữ phần dữ liệu đó!”

R3 (Reflect) – Phản ánh: Bước này giúp ghi nhớ tài liệu trong tâm trí bạn. Để củng cố nó ở đó mãi mãi, hãy liên hệ nó với kiến thức khác; tìm mối quan hệ và ý nghĩa cho những gì bạn đã đọc.

R4 (Review) – Đánh giá: Bước này không diễn ra ngay lập tức. Nó nên được thực hiện cho bài kiểm tra ngắn tiếp theo, và sau đó lặp lại cho các bài kiểm tra sau trong suốt học kỳ. Một số đánh giá sẽ làm cho kiến thức đó không thể xóa nhòa.

Làm sao để nhớ các bước trên? Hãy sử dụng cách viết tắt. OK4R, là chìa khóa để ghi nhớ các bước trong phương pháp đọc trên.

Tạo hệ thống màu và ký hiệu cho văn bản và ghi chú

Đối với văn bản, Tiến sĩ Palmatier gợi ý các màu để sử dụng: Màu đỏ là cho ý chính; Màu xanh cho ngày và số; Màu vàng cho các sự kiện hỗ trợ; Các vòng tròn, hộp, dấu sao và dấu kiểm ở lề cũng có thể được sử dụng để giúp việc xem xét trở nên dễ dàng.

Tạo bảng thuật ngữ của riêng bạn về các từ và khái niệm mà bạn chưa biết.

Trong sổ ghi chép, hãy gạch chân, đánh dấu sao hoặc đánh dấu theo cách khác những ý mà giáo viên nói với bạn là quan trọng, những ý được thông báo là bạn sẽ quay lại sau, những mục mà bạn được cảnh báo là mắc lỗi phổ biến. Để ý những từ, chẳng hạn như “do đó” và “về bản chất”, cho bạn biết điều gì đang được tóm tắt. Luôn ghi lại các ví dụ. Trên thực tế, trong các môn học như toán, phần ghi chú của bạn chủ yếu là các ví dụ của giáo viên.

Hãy chú ý ghi chú cho đến phút cuối cùng của giờ học. Thông thường, nếu giáo viên bị “cháy giáo án” sẽ dồn nội dung của nửa giờ vào năm hoặc 10 phút cuối của bài giảng. Nếu cần, sau khi bài giảng kết thúc, bạn nên ở lại lớp một chút để ghi lại tất cả những gì cần thiết.

Sách giáo khoa

Nếu bạn mua sách cũ, đừng bao giờ mua sách đã được gạch chân. Bạn sẽ có xu hướng ỷ lại vào nó, và bạn không biết liệu bàn tay đã giúp cây bút chì có đạt điểm “A” hay “F” trong khóa học hay không! Nếu do khả năng hoặc tài chính, bạn phải mua một cuốn sách giáo khoa có gạch chân, hãy đánh dấu nó bằng một màu khác.

(minh họa: Unsplash)

Gạch chân hoặc highlight quá nhiều là lỗi phổ biến của học sinh. Việc này nên thực hiện bằng mực hoặc bút highlighter và chỉ làm sau khi bạn đã hoàn thành phần “OK” trong phần đọc OK4R của mình.

Nghiên cứu chứng minh rằng điều quan trọng không phải là bạn học bao nhiêu thời gian mà là bạn học tốt như thế nào trong thời gian đó. Trên thực tế, trong ít nhất một cuộc khảo sát, những sinh viên học hơn 35 giờ một tuần có điểm kém hơn những sinh viên học ít hơn.

Hãy nhớ sử dụng thời gian học tập của mình một cách khôn ngoan. Bạn sẽ dễ dàng thành công thôi. Chúc bạn may mắn!

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: