Kỹ sư software 18 tuổi của Google từng bị 16 trường từ chối

(minh họa: Leonardo Munoz/VIEWpress/Getty Images)

Stanley Zhong, 18 tuổi, tốt nghiệp trường trung học Gunn ở Palo Alto, tiểu bang California với điểm số xuất sắc (4.42 gồm cả GPA và điểm SAT đạt 1590/1600). Chàng trai 18 tuổi này cũng là chủ một startup về chữ ký điện tử có tên RabbitSign.

Mặc dù vậy, Stanley nộp đơn ứng tuyển vào 18 trường đại học và đã bị 16 trường từ chối, trong đó có cả MIT và Stanford.

Tuy nhiên, khi nộp đơn vào Google, Stanley lại được chào đón nồng nhiệt với vai trò của một kỹ sư software cao cấp. Stanley dự định dành một năm làm việc cho Google trước khi vào học ở Texas of University.

Cha của Stanley – ông Nan Zhong, người hiểu rõ con mình, không ngạc nhiên khi biết tin Stanley được Google mời về làm kỹ sư. Ông kể với CNBC rằng đã chứng kiến đủ nhiều điều bất ngờ về kết quả rất bình thường kết quả này, vì từ năm mới lên 10, ông đã thấy cu cậu ngồi viết code rồi.

Hóa ra ông Zhong là một giám đốc kỹ thuật software Google, nhưng tất nhiên ở Google không có chuyện “chạy chọt” hay “gửi gắm”để được nhận, mà hội đồng tuyển chọn căn cứ năng lực thật sự của ứng cử viên. Quá trình vào Google của Stanley, ông không được can thiệp. “Tôi không được quyền tác động vào quy trình chặt chẽ ấy,” Zhong nói.

Zhong cho biết ông chưa bao giờ ép buộc Stanley phải đạt điểm cao ở trường. Dù là kỹ sư công nghệ, ông cũng không bắt con trai mình phải tìm hiểu về lĩnh vực này. Nguyên tắc dạy con đầu tiên mà ông áp dụng là không can thiệp quá sâu vào cuộc đời chúng.

“Tôi cho Stanley tự do khám phá và nói cháu là nếu cần giúp đỡ gì, cứ nói bố,” Zhong kể. “Bố con chúng tôi rất cởi mở, thoải mái, tôi chỉ giúp Stanley mở đường, còn con muốn đi bao xa, hoặc muốn đổi sang hướng khác, hoàn toàn là quyền của con.”

Âu cũng phải, vì con học, chứ đâu phải cha mẹ học.

Khi con cái cởi mở, nói chuyện với mình, là lúc cha mẹ “lái” chúng trở lại việc học tập, phân bổ thời gian cho hợp lý để vừa học giỏi, vừa chơi hay.(minh họa: Sofatutor/Unsplash)

Ông còn nói Stanley chơi cờ vua từ 4 tuổi và giành chiến thắng tại Giải vô địch Washington lúc 6 tuổi. Cậu cũng đứng thứ 9 trong một giải đấu quốc gia khác. Thấy con đam mê cờ vua, Zhong thuê hẳn một huấn luyện viên để Stanley để tiếp tục thi đấu các cấp cao hơn.

Nhưng một ngày nọ, cậu bé đổi hướng cái rụp, nói với huấn luyện viên của mình: “Thưa thầy, con muốn giã từ bộ môn này.” Dù rất ngạc nhiên trước quyết định của Stanley, nhưng ông Zhong không phản đối, không ép con phải học tiếp.

Hành trình của Stanley bắt đầu từ 5 năm trước, khi dự án RabbitSign thu hút sự chú ý của Google, nhưng lúc đó Stanley còn quá trẻ để ghi danh tuyển dụng, dù ở bất kỳ vị trí nào.

Khi Stanley sắp tốt nghiệp trung học, cậu nhận được thư mời về làm việc cho Amazon và điều này nhắc cậu nhớ về cơ hội ở Google lúc trước. Cậu thử lại lần nữa và có buổi phỏng vấn với Google. “Những gì Stanley đã làm đã thu hút sự chú ý của Amazon và tạo nên cơ hội ở Google,” ông Zhong nói.

Ông giúp con trai chuẩn bị kiến thức công việc để nắm bắt cơ hội.

Nhận xét về cách dạy con của ông Nan Zhong, giáo sư tâm lý Richard Wiseman thuộc University of Hertfordshire, cho rằng: Nắm bắt cơ hội, tin tưởng năng lực, duy trì sự lạc quan và kiên cường, là bốn cách mà bố mẹ có thể giúp cho con mình thành công.

Chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên làm con yên tâm rằng chúng sẽ hồi phục sau những khó khăn. Trong trường hợp của Stanley, từng bị nhiều trường từ chối, nhưng bố cậu đã làm rõ tính minh bạch ở các trường đại học và quy trình tuyển sinh của họ.

Ông Zhong nói đã hỏi thẳng các trường: “Xin vui lòng cho biết chúng tôi còn thiếu điều gì? Làm gì để trở nên tốt hơn?”. Ở vị trí phụ huynh, ông thấy mình thất bại nếu con mình mang cảm tưởng như chúng bị bỏ lại trong bóng tối.

Theo chuyên gia lĩnh vực giáo dục Jennifer Breheny Wallace, các phương pháp nuôi dạy con của Zhong là phù hợp. Chuyên gia cho rằng đứa trẻ lớn lên trong môi trường lành mạnh về thể chất và tâm hồn sẽ có nhiều cơ hội thành công lúc trưởng thành.

Chúng sẽ tin rằng thành tích không xác định giá trị con người. Trẻ có động lực nhờ bố mẹ tôn trọng bản thân chúng thay vì điểm số hay giải thưởng mà chúng giành được. Nói cách khác, trẻ em cần biết rằng chúng quan trọng.

“Đây sẽ là lá chắn chống căng thẳng, lo lắng và trầm cảm ở trẻ,” Wallace nói. “Những đứa trẻ có thể gặp thất bại và điều đó như một chiếc phao làm chúng kiên cường hơn”.

 (theo CNBC)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: