Lợi và hại của trí tuệ nhân tạo đối với ngành giáo dục

(minh họa: Growtika/Unsplash)

Khi công nghệ và AI trở thành một phần của xã hội loài người, cuộc sống hàng ngày của chúng ta chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Điều đó tốt hay xấu là do mỗi cá nhân quyết định. Đối với ngành giáo dục, AI đang cách mạng hóa cách học sinh học tập ở các trường phổ thông, cao đẳng và đại học và có vẻ như lối học truyền thống sẽ dần bị thay đổi trong tương lai.

Tuy nhiên, giữa các thuật toán và phân tích dữ liệu, điều quan trọng là phải nắm lấy khía cạnh con người của giáo dục. AI có khả năng nâng cao chất lượng giáo dục, nhưng nó không thể thay thế được sự đồng cảm, sáng tạo và tư duy phản biện mà các giáo viên, học trò và sự tương tác giữa người với người mang lại.

Với việc triển khai một cách cẩn thận và cam kết kiên định nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục, con người có thể mở đường cho một môi trường học tập toàn diện, đổi mới và hiệu quả hơn cho học sinh trong vấn đề học tập.

Những lợi ích tiềm năng của AI đối với ngành giáo dục

-Trợ giảng: Nhờ có AI hỗ trợ, giáo viên có thêm thời gian để tương tác nhiều hơn với các em học sinh hơn. Một số ứng dụng của AI bao gồm xử lý các hoạt động như soạn giáo án, tạo tài liệu chuyên ngành, thiết kế bảng tính, tạo câu đố và khám phá các phương pháp giảng dạy khác nhau cho các chủ đề học thuật. Ngoài ra, AI còn có thể đưa ra đề xuất cho giáo viên về việc đáp ứng nhu cầu của học sinh, hỗ trợ họ tự đánh giá, chuẩn bị bài vở và nâng cao phương pháp giảng dạy.

-Thích ứng trong học tập: Các công ty như Pearson và Knewton, cung cấp những nền tảng giúp điều chỉnh nội dung và hoạt động liên quan đến học tập một cách nhanh chóng. Cùng với những phản hồi tức thì từ những bài kiểm tra, không ngừng giúp cải thiện cách tiếp cận của hệ thống. Bằng cách phân tích dữ liệu, thuật toán AI xác định phương pháp giảng dạy tốt nhất cho mỗi học sinh.

-Tự động chấm điểm: Thông qua việc chấm điểm tự động, hệ thống AI cho phép các thầy cô tập trung hơn vào việc tương tác với các em học sinh. Những bài kiểm tra trắc nghiệm được chấm điểm nhanh chóng và dễ dàng thông qua AI. Tính chủ quan, thành kiến, phản hồi/giải thích kém và lượng thời gian tiêu tốn có thể được giảm bớt hoặc thậm chí loại bỏ nhờ vào việc chấm điểm tự động.

-Gia sư AI: Các hệ thống dạy kèm này thường tập trung vào một chủ đề đơn lẻ, như khoa học, toán hoặc lịch sử, để tái tạo sự tương tác giống như gia sư là người thật. Một số ví dụ về các hệ thống dạy kèm thông minh này là Khanmigo của Khan Academy, hỗ trợ các chủ đề đã đề cập trước đó và Duolingo Chatbot, hỗ trợ người dùng nói thông thạo các ngôn ngữ, như tiếng Tây Ban Nha, Pháp hay Ý.

-Trợ lý hành chính: Hiện nay, một số quản trị viên trong các trường học cũng sử dụng AI trong việc giao tiếp với phụ huynh và học sinh theo nhiều cách khác nhau, như thông qua các bản tin và tài liệu gắn kết cộng đồng. Ngoài ra, AI còn giúp hoàn thành các công việc như sắp xếp lịch học, thậm chí lập kế hoạch cho các sự kiện ở trường.

ChatGPT có khả năng tiến hành phân tích kiểm soát chất lượng, điều này rất hữu ích trong việc đánh giá môi trường trường học tập và các kết quả khảo sát.

(ảnh: CFOTO/Future Publishing via Getty Images)

Nhược điểm của AI trong giáo dục

-Khả năng tiếp cận: Dựa trên thực tế, không phải học sinh nào cũng có máy tính hay Wi-Fi để sử dụng các tính năng của AI. Khoảng cách công nghệ này ảnh hưởng đến cách học sinh từ các nền kinh tế xã hội khác nhau trong môi trường học tập.

Những thách thức trong học tập, khả năng tiếp cận các tài liệu cần thiết bị hạn chế, dẫn đến việc các em ít nhiều sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn thành bài tập về nhà, nhận điểm thấp, bị tụt lại phía sau các bạn khác.

Khi công nghệ và AI trở thành một phần ngày càng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, điều quan trọng hơn là nó phải được phổ biến và phổ thông hóa để ai cũng sử dụng được.

-Gian lận: Cho dù là bài tập về nhà hay bài kiểm tra, học sinh làm biếng sẽ sử dụng AI để hoàn thành trách nhiệm mà không cần suy nghĩ nhiều. Với các công cụ phát hiện văn bản AI, như TurnItIn và GPTZero, đang được các trường cao đẳng, đại học và trung học sử dụng, việc sử dụng văn bản do AI tạo ra trong các bài luận là nguyên gây ra những tác động tiêu cực trong vấn đề học vấn, vì nó được coi là đạo văn và khiến việc học trở nên vô nghĩa.

-Ít tương tác xã hội: Các chatbot AI này hoạt động bằng cách bắt chước tương tác của con người, nhưng chúng lại thiếu khả năng hiểu được những lời đang được nói, dẫn đến những cuộc hội thoại vô nghĩa và chỉ khiến người dùng rối bời thêm.

Trong môi trường học tập, học sinh sẽ ít tương tác hơn với các bạn cùng lớp và giáo viên khi họ dành nhiều thời gian hơn với AI. Khi một người chỉ chú tâm đến trí tuệ nhân tạo vô cảm xúc, người ấy chỉ cảm thấy u sầu, lo lắng và cô đơn.

-Quá phụ thuộc: Quá phụ thuộc vào công nghệ AI cũng là mối lo ngại lớn cho cả học sinh và giáo viên. Đối với học sinh, sự phụ thuộc quá mức sẽ cản trở việc học tập, khiến cho các em ỷ lại vào máy móc nhiều hơn là tự lực.

Đối với giáo viên, nhờ vào chức năng tạo giáo án, thầy cô không còn phải tự làm nữa. Do đó, họ ít có thời gian để nghiên cứu về những gì mà mình sẽ truyền đạt lại cho học sinh, khiến cho việc dạy trở nên nhàm chán.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: