Mỹ: Sinh viên nghèo phải trả học phí cao hơn đồng môn khá giả

Khi chi phí tăng lên, sinh viên nghèo buộc phải phụ thuộc nhiều hơn vào các khoản vay sinh viên để trả tiền học đại học. (minh họa: Siora Photography/Unsplash)

Có một nghịch cảnh đang xảy ra ở Mỹ, là sinh viên nghèo đang phải trả học phí cao hơn so với sinh viên khá giả.

Có ba mẹ, người làm việc ở bệnh viện, người làm ở bưu điện, nhưng trước đây, Miguel Agyei, cậu học sinh ở Illinois từng muốn học xa nhà, nhưng mấy nơi đó quá mắc mỏ, khiến từ khi còn ở trường trung học, em đã lo là không biết lên đại học thì tiền đâu ra để trả học phí. Cuối cùng Agyei chọn đại học Bradley University ở gần, nhưng cũng phải đi làm thêm suốt cả mùa hè, để có tiền trả học phí. Không may cho Agyei – vận động viên điền kinh và lập kỷ lục ở đại học với nội dung 60 mét vượt rào, nhưng vì “dính” đại dịch COVD-19, nên em không được nhận học bổng. Theo USA Today.

Sách giáo khoa, Agyei không đủ tiền mua, tiền thuê lại càng không, đến nỗi sinh viên này phải nhờ một nhóm làm từ thiện trả giúp. Trong khi đó, Agyei cũng phải đi làm thêm, với công việc trả lời điện thoại cho một tổng đài dành cho những người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, chứ nếu không, tiền đâu mà đóng học phí. “Căng ghê lắm,” Agyei nói với USA Today. “Em đi tập, rồi đến lớp, rồi làm thêm 5-6 tiếng mỗi ngày, về tới nhà lăn ra làm bài tập, xong phải đi ngủ để mai thức dậy sớm mà đi tập và lập lại thời khóa biểu của ngày hôm trước, ngày nào cũng như ngày nấy. Giờ tiền nợ học phí của em đã lên đến $25,000 rồi.”

Khổ nỗi, tiền chi tiêu cứ tăng dần do chi phí đắt đỏ, mà học phí cũng trên đà… leo thang. Không thể chạy đâu cho thoát. Nhưng nghịch lý ở đây, theo dữ liệu được The Hechinger Report phân tích, là sinh viên nghèo đang phải trả học phí cao hơn so với sinh viên có thu nhập cao.

Lý do là trường muốn thu hút sinh viên nhà giàu, và ưu tiên học bổng cho họ, nên mức học phí mà sinh viên khá giả phải đóng thường thấp hơn so với sinh viên nghèo, vì đã có học bổng..

Khổ nỗi, tiền chi tiêu cứ tăng dần do chi phí đắt đỏ, mà học phí cũng trên đà… leo thang. (minh họa: Eric Ward/Unsplash)

Không chỉ Bradley University mà gần 700 trường đại học khác cũng tăng học phí, gây ảnh hưởng nặng nề nhất đến các gia đình có thu nhập thấp. Như ở North Carolina, trường Montreat College chuyển sang ưu tiên trao học bổng dựa trên thành tích cho các sinh viên có thu nhập cao. Số tiền sinh viên nghèo phải bỏ ra để được học đại học tăng 42%, trong khi sinh viên có điều kiện lại được giảm 16%. Đại học Monmouth University ở Illinois cũng tăng chi phí của sinh viên thu nhập thấp lên 57%, nhưng chỉ tăng 3% cho sinh viên có thu nhập cao hơn.

Khi chi phí tăng lên, sinh viên nghèo buộc phải phụ thuộc nhiều hơn vào các khoản vay sinh viên để trả tiền học đại học. Và đương nhiên là sau đó phải lo “cày bừa” để trả nợ. Theo The Institute for College Access and Success, những sinh viên nhận trợ cấp của liên bang thường thuộc gia đình có thu nhập từ $40,000 trở xuống. So với bạn bè cùng lớp có thu nhập cao hơn, những sinh viên nghèo này có khả năng vỡ nợ cao gấp 5 lần trong vòng 12 năm kể từ khi vào đại học.

Một lý do khác khiến sinh viên nghèo cảm thấy chi phí thực tế phải trả tăng nhanh hơn so với sinh viên có thu nhập cao là khoản trợ cấp từ liên bang không theo kịp chi phí của trường đại học. Những năm 1970, Pell Grants – trợ cấp liên bang cho các sinh viên có thu nhập thấp, chi trả khoảng 69% chi phí đại học cho sinh viên. Còn bây giờ, mỗi sinh viên được nhận tối đa $6,895 tiền trợ cấp, tăng 15% so với năm 1970, nhưng vì lạm phát tăng, nên số tiền này chỉ còn chi trả được khoảng 25% chi phí.

Justin Draeger, Chủ tịch Hiệp hội Quản trị Tài chính Sinh viên Mỹ, nhận định:”Khoản trợ cấp này như muối bỏ bể, trong khi chi phí cứ tăng mãi. Khi Pell Grant không theo kịp chi phí lạm phát, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người cần hỗ trợ. Không chỉ ảnh hưởng đến việc chọn trường, nó còn ảnh hưởng đến quyết định học đại học.”

Ngoài Pell Grant, hầu hết tiểu bang của Mỹ cũng có chương trình hỗ trợ tài chính, nhưng trong nhiều trường hợp, các khoản này không theo kịp chi phí đại học ngày càng tăng. Như ở Massachusetts, trong 20 năm qua, khoản hỗ trợ tài chính của tiểu bang bị cắt giảm 47%. Trong khi đó, học phí và lệ phí của các trường đại học và cao đẳng công lập lại tăng tới 59%. Năm 1988, khoản tài trợ lớn nhất của tiểu bang có thể chi trả 80% chi phí cho sinh viên học trường công lập, nhưng hiện tại, khoản trợ cấp này chỉ đủ chi trả 12%.

Phần lớn sinh viên thu nhập thấp tại các trường đại học công lập hệ bốn năm đều không đủ tiền đi học. Trong khi đó, các hỗ trợ tài chính khác của một số tiểu bang chuyển hướng ngày càng mang lại lợi ích cho những gia đình có thu nhập cao. Sau khi học bổng chính của tiểu bang loại bỏ giới hạn thu nhập, các khoản tiền này bắt đầu đổ vào các gia đình có thu nhập cao hơn.

Kể từ năm 2010, 56% người nhận được học bổng có mức thu nhập gia đình từ $150,000 trở lên, trong khi các gia đình có thu nhập dưới $15,000 lại giảm 11%. Sau khi nhận nhiều chỉ trích, năm ngoái, cơ quan lập pháp và thống đốc tiểu bang yêu cầu các tiểu bang ngừng báo cáo thu nhập gia đình của những người nhận học bổng.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: