Sống chung với chatbot

(ảnh: CFOTO/Future Publishing via Getty Images)
Thời Sự
Thời Sự
Sống chung với chatbot
/

“Tại sao tôi không lo lắng về việc sinh viên của mình sử dụng ChatGPT?” – Lawrence Shapiro, giáo sư triết học tại Đại học Wisconsin-Madison giải thích trong bài xã luận trên tờ The Washington Post.

Từ run rẩy trước chatbot

Lawrence Shapiro cho biết, ChatGPT khiến nhiều đồng nghiệp ở trường đại học của mình lo lắng tột cùng. Công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) này xuất sắc trong việc tạo ra các bài luận chuẩn ngữ pháp (thậm chí rất sâu sắc) đúng như những gì các giáo sư hy vọng thấy được từ các sinh viên của mình. Làm thế nào công cụ AI này lại thực sự tốt như thế?

Một người bạn của Shapiro thử nhờ ChatGPT (sản phẩn tiền phong của OpenAI) viết một bài luận về “multiple realization” (đa hiện thực). Đây là một đề tài quan trọng trong khóa học dạy về triết lý của tâm trí, liên quan đến khả năng tâm trí có thể được cấu tạo theo những cách khác với bộ não của con người. Bài luận ngắn hơn số từ được dự định, nhưng là một người có thẩm quyền về “multiple realization” tôi sẽ cho điểm A (A grade).

Rõ ràng ChatGPT đủ tốt để tạo một bài luận “cấp độ A” (A-level) về một đề tài hầu như không phổ thông. Nhưng công cụ này đang bị các trường đại học xem mối đe dọa còn “khủng khiếp hơn cả dịch bệnh”, thậm chí có thể dẫn đến cắt giảm ngân sách. Giải pháp rõ ràng nhất hiện nay (và là câu trả lời mà Shapiro nghĩ nhiều giáo sư sẽ theo đuổi) là thay thế bài luận năm trang giấy tiêu chuẩn về nhà bằng một bài kiểm tra viết tay ngay tại lớp, đối mặt thầy trò.

Những người khác muốn tiếp tục cho bài luận về nhà nhưng khuyên các đề tài nên tập trung vào các tác phẩm hoặc ý tưởng ít được phổ biến, tức là khả năng chatbot đã “học” và đưa vào bộ nhớ của nó không cao. Thậm chí nó biết rất ít hoặc không biết về đề tài. Tuy nhiên, Shapiro không tin là ChatGPT sẽ gặp khó khăn khi làm các bài luận về những bản sonnet ít được biết đến của kịch tác gia Shakespeare hoặc về những người lính tầm thường đã chiến đấu cho lực lượng “Union Army” trong cuộc Nội chiến Mỹ. Bên cạnh đó, nếu họ-học đường yêu cầu học sinh phải có tư duy sâu sắc hơn thì ChatGPT – theo Shapiro – không phải là thứ quan trọng chúng cần tham khảo hay sao?

Đến bình tĩnh “biến nguy thành cơ”

Shapiro cho biết, dù ông xem trọng nội dung của những gì giảng dạy, nhưng trên thực tế, sinh viên sẽ không dành quá một học kỳ để suy nghĩ về những thứ mà ông truyền trao cho họ. Không chắc công ty Goldman Sachs, Leakey’s Plumbing hay bất cứ công ty nào sinh viên của Shapiro đang làm việc sẽ mong đợi nhân viên của họ có một nền tảng vững chắc về “triết lý tư duy”.

Nhiều khả năng nhân viên được yêu cầu viết một lá thư, một bài phân tích hoặc một bài báo. Và để làm được điều này, họ cần phải biết cách viết tốt ngay từ đầu (như ChatGPT đã làm). Đây là kỹ năng mà Shapiro hy vọng sẽ có được ở sinh viên của mình sau khi tốt nghiệp. Shapiro đã dành nhiều thời gian để đọc các bài luận của họ và cho họ những nhận xét thực sự giúp cải thiện các bài luận tiếp theo.

Các bài kiểm tra viết tay trong lớp (được xem là giải pháp “duy nhất” để chống lại những bài luận do ChatGPT tạo ra) khó lòng đạt chuẩn yêu cầu vì không có giáo sư nào tin sẽ được xem một bài văn xuôi bóng bẩy hơn “sản phẩm” của ChatGPT trong một khoảng thời gian ngồi tại lớp ngắn ngủi như thế.

Với Shapiro, xã hội ngày nay dường như tồi tệ hơn trước và gây áp lực cho mọi người nhiều hơn, chứ không chỉ giáo viên. Từ giao thông bát nháo, tin tức chiến sự và đủ thứ tiêu cực trên truyền hình, ăn uống vội vã bằng các món chế biến sẵn như mì ống và phô mai. Nhưng Shapiro không tin sự suy giảm chất lượng của những bài luận mà ông được đọc là hệ quả của những lớp kính được phủ bởi thời gian.

Đọc nhiều bài viết của các sinh viên khóa trên và của những sinh viên đã tham gia các khóa học viết chuyên sâu khác, Shapiro phát hiện ra, chỉ một câu trong năm câu trong bài là không sai về ngữ pháp hoặc văn phong. Shapiro cho biết thêm, trong lớp học bình thường khoảng 28 sinh viên của ông, cứ vài học kỳ, ông lại gặp một người mà ông nghi ngờ đã “đạo văn”. Nay, có nhiều người nói, nhờ chatbot (và sự cám dỗ sử dụng nó cho mục đích bất chính) sẽ làm tăng số kẻ gian lận lên hơn 20%? Nhưng đối với Shapiro, thật vô lý khi tước quyền làm bài luận ở nhà của 22 sinh viên “trung thực” để ngăn sáu người còn lại gian lận (một số người trong số họ có thể đã gian lận ngay cả trước khi có sự trợ giúp của chatbot).

“Ngủ với kẻ thù”

Trong bài viết, Shapiro nói rằng ông muốn nêu ra thực tế này để rút ra điều gì đó tích cực từ “sự phổ biến không thể tránh khỏi” mà chatbot sẽ chứng minh trong thời gian tới. Không nên cấm chatbot mà thay vào đó, các giáo sư và sinh viên có thể dành thời gian tại lớp để đánh giá nghiêm túc một bài luận do chatbot tạo ra, chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu và sai sót của nó thay vì bỏ qua nó như một “sản phẩm gian lận”.

Buổi phân tích thầy trò này sẽ mang lại phần thưởng đáng kể. Đầu tiên, viết bài luận và phân tích, giống như bất kỳ kỹ năng nào, được hưởng lợi từ việc xem các ví dụ về nó. Ví dụ ở đây là “tác phẩm” của chatbot. Dù sinh viên có quyền phản đối khi bài luận của họ bị mọi người mổ xẻ, nhưng mổ xẻ bài luận (thường là xuất sắc) của chatbot thì không có vấn đề gì.

Thứ hai, do chatbot không bao giờ biến mất, sinh viên cũng có thể học cách tinh chỉnh sản phẩm của nó cho bất kỳ mục đích sử dụng nào trong tương lai. Shapiro kêu gọi các đồng nghiệp đừng bỏ qua bài luận về nhà chỉ vì sợ một số sinh viên sẽ để AI làm thay chúng. Thay vào đó, hãy nghĩ ra cách để “sản phẩm” của chatbot có lợi cho tất cả chúng ta. Sự thật, những kẻ gian lận đang tự làm hại chính mình, trừ khi các giáo viên chống lại họ bằng cách loại bỏ các bài luận về nhà khỏi giáo trình. Với Shapiro, các giáo viên không thể khai tử ChatGPT mà hãy học cách sống chung với nó. Đó là chọn lựa duy nhất.

_________

Đọc thêm về ChatGPT trên Saigon Nhỏ

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: