Trẻ em ‘dán mắt vào màn hình’ càng lâu, càng chậm nói

(Hình minh họa: Jelleke Vanooteghem/Unsplash)

Xài điện thoại, máy tính bảng hoặc xem TV quá lâu là những nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em.

Học Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (The American Academy for Pediatrics) khuyên các bậc phụ huynh không nên cho con cái họ dùng thiết bị cho đến khi được 18 tháng tuổi, và chỉ nên dùng để xem các chương trình giáo dục với người chăm sóc bên cạnh.

Tuy nhiên, các cuộc khảo sát từ trung tâm nghiên cứu nhi khoa Zero To Three chỉ ra rằng, trung bình, mỗi em bé người Mỹ, từ sơ sinh đến 23 tháng tuổi, dành trung bình khoảng 42 phút để “dán mắt” vào màn hình thiết bị mỗi ngày.

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian sử dụng thiết bị và sự phát triển trí não ở trẻ từ 0 đến 12 tuổi. Một bài báo đăng trên tạp chí JAMA Pediatrics chứng minh thời lượng xài máy trong độ tuổi từ 12 đến 36 tháng có ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng nói của trẻ như thế nào. Theo Newsweek.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa việc tiếp xúc sớm với ngôn ngữ và sự phát triển ở trẻ nhỏ. Việc làm quen với tiếng mẹ đẻ cũng có liên quan đến sự phát triển cảm xúc, chỉ số IQ và chức năng não. Tuy nhiên, khám phá mới từ các trường đại học ở Tây Úc, Adelaide, Oxford cũng như Griffith University ở Úc cho thấy thời gian sử dụng thiết bị có thể đang cản trở sự phát triển này.

Nghiên cứu thăm dò 220 gia đình từ năm 2018 đến năm 2021. Dữ liệu được thu thập sáu tháng một lần bằng cách sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói tiên tiến để ghi lại thời gian sử dụng thiết bị và môi trường ngôn ngữ ở nhà của trẻ trong trung bình 16 giờ mỗi ngày.

Các nhà nghiên cứu quan sát cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con cái, đo lường việc sử dụng từ ngữ của người lớn, cách phát âm của trẻ và sự thay phiên nhau trong cuộc trò chuyện. Dữ liệu sau đó được điều chỉnh để xem xét về sự khác biệt về độ tuổi của trẻ, trình độ học vấn của cha mẹ, số lượng trẻ em trong một gia đình, các hoạt động ở nhà và bất kỳ khó khăn tâm lý nào của những người chăm sóc chính.

Khi tính đến những yếu tố này, thử nghiệm cho thấy cứ mỗi phút sử dụng màn hình, trẻ em nghe được ít hơn khi người lớn nói, phát âm không nhiều và tham gia ít tương tác trò chuyện qua lại hơn. Mối liên hệ này đặc biệt rõ ràng đối với trẻ 36 tháng tuổi, tỷ lệ khi xem màn hình lâu hơn một phút thì trẻ nghe được ít hơn 6.6 từ từ người lớn, 4.9 ít phát âm hơn và tham gia vào cuộc trò chuyện 1.1 ít hơn.

(minh họa: zhenzhong liu/Unsplash)

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng “thời gian sử dụng thiết bị là một cơ chế cản trở trẻ trải nghiệm môi trường giàu ngôn ngữ từ gia đình trong những năm đầu đời.”

Marina Bazhydai, giảng viên tâm lý học phát triển tại Lancaster University ở Anh, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết thử nghiệm này có một số điểm mạnh đáng chú ý.

“Nghiên cứu này được áp dụng trên một  mẫu thí nghiệm tương đối lớn, đa dạng và tại nhiều thời điểm,”  Bazhydai cho biết. “Nó cũng có ích trong việc xử lý những tình huống phức tạp. Phương pháp tiếp cận và thống kê rất phù hợp, đồng thời nghiên cứu này thu hẹp khoảng cách của những nghiên cứu quan trọng trong chủ đề mới nổi về vấn đề gián đoạn giao tiếp trực tiếp do mê công nghệ ở trẻ nhỏ ở những năm đầu đời.” 

Tuy nhiên, Bazhydai cũng chỉ ra một số điểm yếu trong nghiên cứu. “Những sự can thiệp khác đối với luồng trao đổi giao tiếp bình thường của người chăm sóc trẻ, ngoài công nghệ, cũng như chất lượng và nội dung của thời gian sử dụng thiết bị mà trẻ em tiếp xúc không được đề cập ở đây. Nghiên cứu trong tương lai sẽ rất thú vị khi so sánh tác động của công nghệ với ảnh hưởng của sự can thiệp phi công nghệ đến kết quả cuộc nói chuyện giữa cha mẹ và con cái để xác định rõ hơn tác động của nó,” Bazhydai nói.

Hơn nữa, chất lượng của việc tiếp xúc với màn hình, tuy cũng không được ghi lại trong nghiên cứu này, cũng có khả năng đóng vai trò là yếu tố bảo vệ. Có lẽ việc ít giao tiếp hơn với người chăm sóc sẽ không gây hại gì nếu thời lượng xài thiết bị được giới hạn và các bé luôn xem nội dung giáo dục phù hợp với sự phát triển của chúng, cô cho biết.

Nghiên cứu trong tương lai nên bao gồm những chuẩn mực về chất lượng, cùng với số lượng của cả yếu tố dự đoán và kết quả.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: