Nhân ngày 21-6: Nhận định về kiểu nhà báo, trí thức ‘đối lập trung thành’

báo chí “trung thành” chỉ có thể đưa và phục vụ cho cho chế độ

Tôi đọc tin về Trung cộng, thấy họ có cách dùng từ rất chính xác là: ‘đối lập trung thành’  để chỉ các nhà báo và trí thức của đảng chọn đối lập mà vẫn trung thành với đảng.

Trong suốt lịch sử chuyên chế của đảng cộng sản Trung Quốc luôn có các nhà báo, trí thức dạng này, và đến thời Tập Cận Bình số nhà báo trí thức đối lập trung thành bị bắt vào tù nhiều nhất.

Tất nhiên nhà báo đối lập trung thành cũng đối lập luôn với “nhà báo” nô tài trung thành, và phần nào đó phe nhà báo nô tài trung thành cũng im lặng đối lập với nhà báo đối lập trung thành..

Ai cũng có quyền ảo tưởng mình đối lập trung thành với chế độ là ổn, với hy vọng chế độ sẽ lắng nghe và sửa sai dù vĩnh viễn chế độ không thừa nhận có nghe, có sửa thông qua việc hết đợt này tới đợt khác bắt bớ, kết án những người đối lập bất cứ lúc nào họ muốn.

Chế độ Bắc Kinh chuyên chế cai trị và dẫn dắt cả tỷ rưỡi dân, vậy họ, có cần nhà báo đối lập trung thành không? Theo tôi vấn đề không phải là chóp bu Bắc Kinh cần hay không cần mà dân tộc Trung Hoa luôn luôn sinh ra và đưa lên vũ đài trí thức các nhà báo đối lập.

Dù là nhà báo đối lập trung thành với chế độ cộng sản thì bản chất sự hiện diện của họ là chứng minh chế độ chỉ là nhất thời; và quy luật kết tinh trí thức đối lập trung thành hay không trung thành mới là lẽ trường tồn có thật của toàn phần hun đúc nên tinh hoa dân tộc.

Việt Nam dưới chế dộ Hà Nội cũng từng có văn nghệ sĩ, trí thức, nhà báo đối lập trung thành, trong số họ có người bộc lộ tinh anh từ việc hun đúc chủ nghĩa lý tưởng của đảng, nhưng nay ngoài nhà tù nhỏ, nhà tù lớn và cả nhà tù quên lãng ít ai còn biết tới việc họ từng tồn tại.

Trí thức đối lập trung thành không còn được nhắc để dư luận nhớ-biết thì âu cũng là lẽ đương nhiên dưới chế độ này; nhưng việc không có thế hệ trí thức-nhà báo đối lập trung thành mới cũng đồng nghĩa với toàn phần nghĩa địa hóa lý tưởng của đảng cai trị. Điều này chuẩn bị vào tâm điểm một chu kỳ có tính quy luật là: nếu đúng giờ, ngày, tháng, năm mà không có cải cách lớn thì ắt có cách mạng.

Ai cũng có quyền ảo tưởng mình đối lập trung thành với chế độ là ổn, với hy vọng chế độ sẽ lắng nghe, sửa sai dù vĩnh viễn chế độ không thừa nhận có nghe, có sửa thông qua việc hết đợt này tới đợt khác bắt bớ, kết án người đối lập bất cứ lúc nào họ muốn.

Giải thích thêm về “đối lập trung thành” trong chế độ cộng sản
(theo nhận định của nhà văn Nguyễn Hưng Quốc)

Thứ nhất, về tư thế, trong khi các thành phần đối lập đều nằm ngoài hệ thống quyền lực đang nắm vai trò thống trị, những người được gọi là đối lập trung thành đều là đảng viên và cán bộ, có khi là cán bộ cao cấp hoặc khá cao cấp, trong hệ thống chính quyền. Ví dụ, ở Việt Nam, Nguyễn Đan Quế hay Hà Sĩ Phu là đối lập, trong khi Phan Đình Diệu hay Trần Độ trước đây, vốn là Trung tướng và là ủy viên Trung ương đảng, lại là đối lập trung thành.

Thứ hai, về mức độ, trong khi những người đối lập đả kích chính phủ hầu như trên mọi phương diện, những người đối lập trung thành thường giới hạn việc phê phán trên hai phạm vi: một là các chính sách và hai là cách thức tổ chức bộ máy đảng và chính quyền, đặc biệt trong việc thực thi các chính sách ấy. Ví dụ, họ phê phán phong trào cải cách ruộng đất vốn gây tang thương cho hàng chục ngàn gia đình và phá nát không phải chỉ nền kinh tế èo uột ở giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh cũng như ngay sau chiến tranh (chống Pháp) mà còn phá nát cả hệ thống đạo lý truyền thống trong gia đình cũng như làng xã Việt Nam với những cảnh con tố cha, vợ tố chồng, làng xóm vu vạ, hành hạ và giết chóc lẫn nhau, nhưng họ lại tránh né việc kết tội đảng và lãnh tụ đảng, những thủ phạm chính của các tội ác ấy.

Thứ ba, về biện pháp, trong khi những người đối lập muốn thay đổi từ bên ngoài, một cách nhanh chóng và quyết liệt, kể cả bằng bạo lực, những người đối lập trung thành tin là cuộc vận động để thay đổi đất nước chỉ có thể thực hiện được từ bên trong, một cách tiệm tiến, và bằng cách thuyết phục trước hết, đối với giới lãnh đạo, và sau đó, với quần chúng.

Thứ tư, quan trọng nhất, về mục tiêu, trong khi thành phần đối lập muốn thay đổi chế độ, những người đối lập trung thành chỉ muốn hoàn chỉnh chế độ bằng cách giảm thiểu các sai lầm, để nó cai trị một cách hiệu quả, dân chủ và nhân đạo hơn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: