Những lá thư ‘To: Santa Claus’ đã ra đời như thế nào?

Cứ vào dịp Giáng Sinh mỗi năm, các thùng thơ của bưu điện ở các quốc gia luôn nhận được những lá thư “THẬT” gửi đến North Pole – một vùng đất hư cấu, người nhận là Santa Claus (St. Claus – Ông Già Noel). Đó là những lá thư chứa đầy điều ước được gửi đi từ hàng triệu triệu trẻ em khắp thế giới. Những đứa trẻ ấy luôn chăm chỉ viết thư gửi cho St. Claus vào đầu Tháng Mười Hai, tự do ghi đó vào một điều ước và tin rằng món quà mà chúng yêu thích sẽ đến vào đúng đêm Giáng Sinh.

Không biết ở quê hương của Chúa Jesus, lá thư viết cho ông già Noel đầu tiên được gửi đi như thế nào, nhưng ở Mỹ, hình ảnh của một người đang bỏ lá thư gửi ông già Noel vào thùng thư của bưu điện xuất hiện vào năm 1879. Người gửi lá thư ấy là một cậu bé. Cậu mặc chiếc áo choàng to kín người, đội nón rộng vành, nhón chân bỏ lá thư ghi chữ “To St. Claus North Pole” vào một thùng thư ngoài trời giữa đêm tuyết rơi phủ kín mặt đường.

“Cha đẻ” của cậu bé ấy chính là hoạ sĩ phim hoạt hình Thomas Nast. Bức họa đen trắng này được đăng trên tuần báo Harper, trở thành hình ảnh đầu tiên minh họa việc gửi thư cho St. Claus Noel là “có thật”.

Trước đó, năm 1871, hoạ sĩ Nast đã vẽ hình ảnh ông Santa Claus đang ngồi ở “bàn làm việc”, có lẽ ở North Pole, chăm chú đọc một núi thư gửi cho ông. Ông cẩn thận phân loại thành hai chồng thư. Một bên được gắn nhãn “Thư từ cha mẹ của những đứa trẻ không ngoan”, cao quá đầu của ông. Ngược lại, một bên được gắn nhãn “Thư từ cha mẹ của những đứa trẻ ngoan” thì có vẻ ít hơn nhiều.

Thật ra, hệ thống chuyển phát thư tín của Mỹ đã phục vụ cho những lá thư gửi St. Claus từ trước khi hoạ sĩ Nast tạo ra cậu bé đi gửi thư cho St. Claus trong đêm tuyết. Vào ngày lễ Boxing Day năm 1874, tờ New York Times lừng lẫy đã tạo ra một chuyên mục chuyên đăng những lá thư được gửi đến Richmond Post Office, do trẻ em viết, cho biết bọn trẻ rất mong chờ ông già Noel và cũng “nói” cho ông ấy biết món quà mình mong muốn nhất là gì. Ví dụ, lúc đó tờ Times trích đăng một lá thư như sau: “Cháu muốn một cỗ xe ngựa, không lớn lắm, có bốn bánh, hai gói bánh quy và quyển sách Mother Hubbard.”

Ban đầu, Bưu Điện Hoa Kỳ có ý định sẽ đưa những lá thư gửi St. Claus vào trương mục “Không chuyển được”, hoặc trả lại cho người gửi, hoặc chuyển đến văn phòng lưu giữ thư từ của người đã khuất (Dead Letter Office). Tuy nhiên, vào khoảng đầu Thế kỷ 20, các nhà hảo tâm và các tổ chức từ thiện bày tỏ sự quan tâm đến việc hiện thực hoá vai trò của Ông Già Noel đối với trẻ em nghèo – những người đã viết thư đến North Pole.

Năm 1911, Frank H. Hitchcock – Tổng giám đốc Bưu Điện Mỹ lúc đó, đã ký Order No. 5874 yêu cầu tất cả “những lá thư gửi cho Ông Già Noel có thể chuyển đến các tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm để sử dụng cho mục đích từ thiện.” Đến năm 1913, sau khi gia hạn lệnh 5874, ông Hitchcock quyết định cho lệnh có giá trị vĩnh viễn.

Vào những năm 1960, người dẫn Johnny Carson đã đọc to những lá thư của trẻ em nghèo khó viết cho St. Claus trong các chương trình Tonight Show vào Tháng Mười Hai hàng năm.

Đến năm 1989, Santa Claus có một ZIP Code riêng của ông ấy, đó là 30351-1989.

Qua nhiều thập niên, truyền thống viết thư cho St. Claus không những được lưu giữ mà Sở Bưu Điện Mỹ đã có hẳn một chương trình cho phép chính cha mẹ là người trả lời những lá thư do con của họ viết cho Ông Già Noel.

Bất kể là ông già “bụng bự” có bộ râu trắng xoá, gương mặt hồng hào phúc hậu, nụ cười ấm áp, luôn xuất hiện trong trang phục đỏ thẫm, vai khoác một túi quà khổng lồ, nổi tiếng yêu thương trẻ con, có thật hay không, thì việc viết thư gửi cho ông ấy để xin món quà yêu thích đã là một truyền thống không thể thiếu, là “niềm tin tôn giáo bất khả xâm phạm” của trẻ em trên toàn thế giới.

ĐỌC THÊM:

Ông Già Noel không đến

Coca-Cola đã ‘bán’ Ông Già Noel như thế nào?

Xmas is coming to town…, mua quà gì và… giấu ở đâu?

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: