Snoopy – Chú chó hoạt hình nổi tiếng nhất thế giới

(Hình: Facebook “Snoopy”)

Cùng với bộ lông trắng với đôi tai đen, Snoopy vẫn luôn là một trong những nhân vật hoạt hình được yêu thích trên toàn thế giới.

Charles M. Schulz (người thường sử dụng biệt danh “Sparky”) bắt đầu viết và vẽ truyện tranh “Peanuts” và cho ra mắt hàng ngày từ năm 1950. Truyện có sự tham gia của một cậu bé tên Charlie Brown. Độc giả được giới thiệu về chú chó của Charlie, Snoopy, thuộc giống gió Beagle. Snoopy có thể bày tỏ cảm xúc vui vẻ, xảo quyệt, sắc sảo, dễ gần, tự ám ảnh, chu đáo… như một con người. Snoopy làm đủ mọi nghề. Chú chó từng là một phi hành gia, cầu thủ khúc côn cầu, đầu bếp, công nhân xây dựng, cầu thủ bóng chày, nha sĩ, nghệ sĩ, ngôi sao nhạc rock, nhà văn, chàng cao bồi… và một biểu tượng được nhiều người trên thế giới yêu mến.

Schulz cũng thêm một loạt các nhân vật vào “Peanuts,” nhưng sau ngần ấy thập niên, Snoopy mới là nhân vật có lượng người hâm mộ lớn và đáng tự hào nhất. Trong khi một số phần trong quá khứ phải rất khó khăn để thích nghi với thời đại Internet, thì Snoopy lại trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

(Hình: Facebook “Snoopy”)

Vào mùa đông năm 2023, Snoopy trở nên nổi tiếng nhờ một chú chó nhồi bông được bán tại CVS với chiếc áo khoác và mũ lông vũ. Chẳng mấy chốc, hình ảnh Snoopy mặc áo khoác phao xuất hiện ở khắp mọi nơi – trên vớ, áo len, ba lô và nhiều thứ khác. Nhân vật này cũng nổi tiếng trực tuyến, qua các trang ảnh hài hước và hai triệu người theo dõi trên tài khoản TikTok của chú chó. Vào năm 2023, Snoopy mang lại thêm niềm vui cho phim “Maestro” với sự tham gia của diễn viên Bradley Cooper.

Mặc dù Snoopy nổi tiếng suốt bốn mùa, Melissa Menta, phó chủ tịch cấp cao phụ trách tiếp thị và truyền thông của Peanuts Worldwide, nói với PEOPLE rằng các nhân vật trong “Peanuts” thường được nhắc đến nhiều vào những tháng cuối năm, đặc biệt trong các ngày lễ Halloween và Giáng Sinh.

Menta nói rằng “A Charlie Brown Christmas” được ra mắt vào năm 1965 đánh dấu sự khởi đầu của việc người hâm mộ liên tưởng “Peanuts” với mùa thu. Cô giải thích: “Đó là minh chứng cho Charles Schulz, Lee Mendelson và Bill Melendez, ba người sáng tạo ra ‘A Charlie Brown Christmas’. Đây là điểm đến để xem cho toàn bộ Hoa Kỳ khi chương trình được ra mắt.” Nhạc nền nhạc jazz của chương trình đặc biệt, do Vince Guaraldi sáng tác, cũng trở thành một phần không thể thiếu trong mùa lễ của nhiều người Mỹ. “The Great Pumpkin” khởi chiếu vào năm sau đó, và “A Charlie Brown Thanksgiving” vào năm 1973.

Vì sao Snoopy lại nổi tiếng đến vậy?

Roy Schwartz, một nhà sử học và nhà báo về văn hóa đại chúng, chia sẻ với PEOPLE trong một email rằng, “Snoopy chưa bao giờ ‘ngửi’ thấy mùi thành công. Chú chó vẫn chỉ là quả bóng bay diễu hành vào Ngày Lễ Tạ ơn của Macy, vẫn được tìm thấy ở mọi cửa hàng đồ chơi, linh vật của MetLife.” Tuy nhiên, đối với sự nổi tiếng mới nổi của mình, ông ghi nhận mạng xã hội và khả năng lan truyền thông tin rộng rãi của nó: “Snoopy luôn sinh động, với nhiều tâm trạng, biểu cảm, trang phục và bối cảnh khác nhau trong nhiều thập kỷ, điều này khiến chú trở nên tuyệt vời để lồng vào các ảnh hài hước và ảnh động.”

“Là một chú chó dễ thương nhưng bất kính, chú phù hợp với văn hóa Kawaii (tiếng Nhật của từ ‘dễ thương’) đang thịnh hành trong Gen Z”, ông giải thích. “Và nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn, tôi nghĩ chú chó là biểu tượng của nỗi nhớ, một quá khứ an ủi, một phần lớn của văn hóa Gen Z và Thế Hệ Millennial vào thời điểm hiện tại.”

Harold Buchholz, họa sĩ truyện tranh và người đồng dẫn chương trình podcast “Un-Packing Peanuts,” giải thích về khả năng trở thành một hình ảnh vui nhộn của Snoopy một phần là do cách Schulz vẽ chú chó này. Snoopy và các nhân vật khác trong “Peanuts” được vẽ bằng những hình dạng vô cùng đơn giản giúp các bạn nhỏ trong truyện trở nên dễ nhớ đối với người xem.

Buchholz chỉ ra rằng nếu bạn nhìn kỹ Snoopy, Schulz thường vẽ chú chó theo những cách khác nhau trong mỗi tình huống. “Khi chú nằm ngửa trên chuồng chó, Snoopy trông khá to con, và khi chú ngồi xuống, Snoopy lại nhỏ bé … Điều mà Schulz nghĩ ai cũng biết đó là Snoopy bất kể chú chó được vẽ như thế nào. Ông chọn những bức vẽ thú vị và mang tính biểu tượng nhất, phá vỡ mọi quy tắc vật lý của Snoopy. Tôi chắc chắn rằng ông khiến nhiều họa sĩ hoạt hình khác phát ghen.”

Về sự liên quan của Snoopy với Thế Hệ Z, theo Buchholz: “Snoopy sống trong thế giới của con người và chú chó phụ thuộc vào những người bạn xung quanh mình vì chú là một con chó. Snoopy tìm thấy con đường riêng của mình thông qua trí tưởng tượng và cá tính trong thế giới đó. Có lẽ Thế Hệ Z nhận dạng bản sắc của bản thân bằng cảm giác nhỏ bé trong một thế giới rộng lớn hoặc không phải lúc nào cũng dễ hiểu.”

“Snoopy dễ bị tổn thương, nhưng cũng rất kiên cường. Chú chó có thể đấu tranh, có cảm xúc sâu sắc và thay đổi liên tục, nhưng luôn vượt lên những khó khăn,” Buchholz tiếp tục.

Họa sĩ truyện tranh cũng nghĩ rằng khi Schulz giới thiệu Woodstock – chú chim nhỏ bé và là bạn thân nhất của Snoopy – vào năm 1969, ông mang đến cho Snoopy một chiều hướng quan trọng khác. Snoopy được Woodstock trấn an, tuy chú chim còn nhỏ con hơn Snoopy và cần nhiều sự giúp đỡ hơn cả chú chó. Khi Snoopy dẫn dắt Woodstock và những chú chim khác trong Đội Hướng Đạo Sinh Beagle, chú chó là ‘trưởng nhóm của những điều nhỏ bé’ Ông nhận ra giá trị của những điều nhỏ nhặt, và tôi nghĩ nhiều người đồng cảm về điều đó.”

(Hình: Facebook “Snoopy”)

Schulz qua đời vào Tháng Hai năm 2000, một tháng sau khi truyện tranh “Peanuts” ngừng phát hành, nhưng Peanuts và những câu chuyện của họ vẫn sống mãi trong các chương trình truyền hình đặc biệt, phim truyện, hàng hóa và hiện nay, mọi người vẫn đăng lại các tấm ảnh của các nhân vật trong “Peanuts” lên Instagram.

“Không có bộ truyện tranh nào khác, ngay cả Garfield, có được thành công về mặt hàng hóa như vậy, bao gồm đồ chơi, quần áo, phim ảnh, chương trình truyền hình… mọi thứ, khiến nó trở thành một tài sản trị giá hàng tỷ đô la,” Schwartz nói về Peanuts. “Và không có bộ truyện tranh nào khác có nhiều sách và bài báo phân tích tâm lý học, triết học và thần học như vậy.”

Theo Schulz: ” ‘Peanuts’ có khả năng tuyệt vời trong việc giải quyết những vấn đề lớn của cuộc sống thông qua con mắt của trẻ nhỏ, đưa ra những quan điểm thông minh bằng sự hài hước và đơn giản hoá.”

Một phần tình cảm của Gen Z dành cho Snoopy và những người bạn của chú xuất phát từ việc các chương trình đặc biệt, truyện tranh và thú nhồi bông được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Kathleen McConnaghy, một người hâm mộ cuồng nhiệt Snoopy, 26 tuổi, chia sẻ với PEOPLE rằng cha mẹ cô trao lại cho cô tình yêu dành cho truyện tranh và chương trình đặc biệt về “Peanuts” khi cô còn nhỏ.

McConnaghy, người có kế hoạch xăm hình Snoopy vào một thời điểm nào đó trong tương lai gần, cho biết Snoopy của Beagle Scouts là hình ảnh cô thích nhất, mẹ cô cũng vậy, người tặng cho cô một vật trang trí từ Beagle Scouts vào mỗi dịp Giáng Sinh. Nhân vật yêu thích của Buchholz là Joe Cool (người mà bạn cũng sẽ thấy trong “Watch What Happens Live Clubhouse” của Andy Cohen).

Ngoài ra, Menta là một người hâm mộ chương trình truyền hình đặc biệt năm 1984 “It’s Flashbeagle, Charlie Brown,” trong đó Snoopy nhảy khi mặc bộ trang phục lấy cảm hứng từ Flashdance.

Menta chỉ ra rằng Snoopy có ý nghĩa khác nhau trên toàn thế giới. Trong khi khán giả Mỹ rất quen thuộc với các chương trình truyền hình đặc biệt – cùng với các tập mới trên Apple TV+ – thì ở nhiều quốc gia, chú chó này lại được ưa chuộng hơn như một hình ảnh thời trang. Vào những năm 1980 ở Tây Ban Nha, giới trẻ bắt đầu nói “Tôi thề với Snoopy” thay vì “Tôi thề với trời đất.” Ở Nhật Bản, nhà thơ nổi tiếng Shuntaro Tanikawa dịch “Peanuts” sang tiếng Nhật, đưa nó đến với một lượng người hâm mộ mới. Menta chia sẻ rằng Schulz luôn nói trong các cuộc phỏng vấn: “Tôi có một chút tính cách của từng nhân vật, nhưng ai cũng muốn trở thành Snoopy.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: