(Bài đã đăng ngày 18 Tháng Tư 2021. Repost ngày 12 Tháng Hai 2022, kèm bản dịch tiếng Anh. Xin mời đọc lại bài viết xuất sắc này)
Một
Bà ngồi trên chiếc ghế dựa đan ca rô bằng những sợi dây plastic màu trắng và màu xanh xen kẽ nhau được mấy đứa con kê sát vào bức tường có cái ô cửa hình bán nguyệt. Bức tường ngăn phòng khách và phòng ngủ của bà. Gọi là phòng nhưng không có cửa, phía bước xuống bếp thì có nhưng cũng chẳng đóng hay khép lại. Có đóng chăng là khi phát hiện có chuột, mấy đứa con trai đóng lại chặn lối thoát của chúng để dễ đập. Chuột đâu mà lắm thế không biết. Buổi tối mà không chặn kỹ cổng ra vào là chúng chạy vào nhà ngay. Cũng phải thôi, ngay ngoài đầu hẻm bên bờ tường cao của căn nhà mặt tiền đường, vào buổi tối, góc khuất, mọi người cứ vứt rác thành đống, còn phía trong là cái lò heo mà phía sau lò dẫn ra con rạch Nhiêu Lộc ngày càng hẹp dòng và dơ bẩn, những rác là rác, cứ vứt thẳng xuống rạch, có người còn khiêng thùng rác ra đứng ngay trên thành cầu Ông Tạ mà đổ thẳng xuống kinh nữa chứ. Thật là chẳng biết giữ gìn vệ sinh chung.
Bà yếu lắm rồi. Căn bệnh tiểu đường trầm trọng cộng với huyết áp cao dẫn đến cơn tai biến não khiến miệng bà bị méo sang một bên rồi một nửa người bên trái, tay chân không còn cử động được. Việc đi đứng, nói năng bây giờ đã trở thành nỗi khó khăn, khổ sở. Mới trước đó ít lâu thôi, mỗi buổi sáng bà còn cùng ông đi bộ ra công viên và ghé thăm mấy người bạn già. Bây giờ bà chỉ có thể bó chân trong chiếc ghế dựa và im lặng đưa mắt nhìn quanh. Sáng sáng, mấy đứa con bật chiếc ghế rồi dìu bà ra ngồi. Có đứa thấy mẹ đi khó nhọc quá muốn ẵm mẹ ra thẳng chỗ ghế nhưng bà ra dấu rồi thều thào: “Để mẹ tập đi”. Chỉ có mươi bước ngắn thôi mà sao xa thế. Khi xưa, đôi chân bà đã đi từ Bắc vào Trung rồi vào Nam mang theo cả đàn con. Ngoài Bắc bà sanh mấy đứa, vào Trung cũng sanh mấy đứa, rồi khi vào đến Sài Gòn sanh còn nhiều hơn. Tổng cộng có đến một tá.
Miền Trung từ Huế vào đến Nha Trang, tỉnh nào bà cũng đã từng ở. Làm vợ lính mà, cứ sáu tháng, một năm lại di chuyển, khi thì ở trong trại gia binh, khi thì nhà ngoài phố. Sau tháng Tư năm bảy lăm, ông bị bắt đi tù, bà còn lặn lội đến tận tất cả trại cải tạo ông bị giam giữ, gần xa không sót trại nào. Có lần thăm nuôi, mấy đứa con sợ mẹ không khỏe không cho đi, để chúng đi thay nhưng bà không chịu, mỗi gia đình cho hai người thì bà luôn luôn ưu tiên một suất. Chúng nó bảo: “Mẹ là number one! Number one của bố”. Bà cười rồi cũng đưa ngón tay lên: “Ừ! Mẹ là number one”. Có khổ mấy bà cũng đi, cũng chỉ muốn gặp mặt ông và ông cũng chỉ thế. Bỏ lại làng quê miền Bắc, bà làm bạn đời với ông, đến nay đã hơn 45 năm, và cùng đi với nhau suốt chiều dài đất nước. Không một người thân thuộc. Chỉ hai vợ chồng và đàn con đông đúc. Nhà đông con như thế thì nghèo là phải, được cái con bà đứa nào cũng ngoan.
Chỗ bà ngồi có thể nhìn ra chiếc cổng sắt luôn được đóng chặt, một khoảng sân hẹp, chỗ có cái đồng hồ nước. Cái đồng hồ nước nằm trong chiếc hộp bằng nhôm chẳng chạy bao giờ vì có nước chảy đâu mà quay số, mà chạy. Nước nôi gì mà phải đợi đến khuya mới nhỏ giọt. Bà lầm bầm: “Cứ như chuột đái”. Rồi càng ngày càng tệ, cũng chẳng còn nhỏ giọt. Con bà khi lấy nước phải đưa miệng vào vòi mà hút. Hút đến phát ho sặc sụa. Trông xót cả ruột. Lấy được đủ nước dùng trong ngày cũng đến quá nửa đêm. Bà cũng nhìn thấy được gốc cây hoa giấy. Mùa mưa, những cành hoa giấy xanh mướt mọc đầy trên cái hàng rào bằng kẽm gai phía trên bờ tường cao. Khi bà mới dọn lên căn nhà này, chỗ đấy chủ trước trồng một cây ngọc lan, hoa nở về đêm thơm ngát.
Mãi khi Sài Gòn có phong trào nuôi gà, cây ngọc lan bị chặt bỏ để bà lấy chỗ kê một dãy chuồng gà hai tầng. Những con gà Mỹ lông trắng, lông nâu hay cái giống gì lông màu xám đen, bà nuôi có con to nặng đến ba ký và những quả trứng lăn ra phía ngoài máng. Bà cầm chiếc rổ ra nhặt trứng, được chừng dăm chục thì gọi người vào bán. Khi ánh nắng chói mắt, bà xoay nhẹ đầu nhìn về phía phòng khách. Cái phòng khách nhà bà rất đơn sơ phù hợp với sự cũ kỹ của căn nhà. Chỉ có bộ ghế salon tiếp khách và cái tủ buffet. Cái tủ để ly bát cao ngang tầm bụng bằng ván ép bọc mi ca mà một bên hông con bà khi bé đã nghịch ngợm cạy bong ra, phải lấy băng keo dán lại.
Còn lại là bộ ghế salon với kiểu dáng đơn giản và mấy chiếc đệm mút ngồi lâu cũng đã xẹp, không còn vuông vức nữa. Bộ ghế này cũng do người bạn của ông đâu trên Long Khánh hay Phước Tuy gì đó tặng cho. Ông nhà bà sao thanh liêm quá sức, người ta biếu cái gì có giá trị một chút là ông từ chối ngay. Bộ ghế này mà to lớn hơn và chạm khắc đầu lân, đầu rồng cầu kỳ, chắc là ông cũng không nhận. Bà thì chẳng bao giờ can dự vào việc của chồng. Việc của bà là trong gia đình, con cái và cơm nước.
Có tiếng đập cửa. “Chắc đứa nào về”, bà muốn lên tiếng gọi con ra mở cửa nhưng giọng nói yếu ớt chẳng đi xa. Tuy thế, con bà đang ở dưới bếp cũng nghe và đã chạy ra rút chốt mở cửa. Cũng đã trưa rồi, mấy đứa con đi làm lần lượt về. Mấy đứa cháu nội nữa, nhà sẽ ồn ào lên cho mà xem. Bước vào nhà, đứa nào cũng thưa to rồi ngồi xuống bên bà và hôn lên má, lên tay bà. Bà ngửi thấy mùi nắng trên tóc con và mùi mồ hôi trên thân thể chúng. Chúng nó làm việc siêng năng và biết lo cho gia đình. Đi làm lãnh lương là đưa hết cho mẹ, mười đứa như một. Bà cảm thấy hạnh phúc. Có khi để trêu bà cười, chúng còn dụi mặt vào ngực bà rồi nói: “Ôi! Hai quả mướp”. Bà mắng yêu: “Phải! Cả mười hai cái miệng các anh chị rúc vào nhay thì làm gì mà chả mướp”. Thế là cả nhà cùng cười vang, rồi mấy cái miệng lại châu vào hôn bà. Cuộc đời bà chỉ mong gia đình vui vẻ đầm ấm như thế thôi.
Sao hôm nay, giờ này mà ông chưa về? Nắng quá! Con cái đã về hết rồi. Bà đưa mắt nhìn mấy đứa con rồi mấp máy môi. Có đứa ghé tai vào nghe rồi trả lời: “Chắc bố cũng về đến nơi rồi đấy”. Có tiếng động ngoài cửa. Ông dắt chiếc xe đạp vào sân, phía sau thấy có chiếc xích lô đạp chở một cái bàn tròn to và chồng ghế sắt. Bước vào nhà ông nói: “Bố mua cái bàn để ngồi ăn cơm. Không ngồi dưới đất nữa”. Nhà đông người, mỗi lần ăn cơm là dọn và ngồi xuống nền gạch bông, gặp khi có khách đến cũng bất tiện.
Sau khi đi tù về, vốn được chính quyền cộng sản mệnh danh đẹp đẽ là “học tập cải tạo”, thấy gia đình khó khăn, ông lại đạp xe đi tìm bè bạn cũ để tìm việc làm. Được người bạn chia cho công việc làm sổ sách kế toán cho các gia đình sản xuất nhỏ của người Hoa trong Chợ Lớn, ông có thể phụ với các con và nguôi ngoai nỗi buồn thời cuộc. Từ khi lập gia đình, ông là trụ cột và cáng đáng tất cả mọi việc. Có bao giờ ông để vợ con phải lo lắng. Khi xưa, hàng ngày ông đi làm có xe Jeep đưa đón, nay cọc cạch chiếc xe đạp đội nắng đội mưa. Dù ông có nhà hay trong trại cải tạo hơn sáu năm trời, ông vẫn là trụ cột, là chỗ dựa cho vợ con. Ông quay sang nắm lấy hai tay bà, lắc lắc rồi hỏi thăm. Ông cũng hay hỏi đùa để bà cười. Ông nói bà có cặp mắt và nụ cười rất đẹp. Chẳng thế mà ông yêu bà ngay chỉ một lần tình cờ gặp trên phố Hà Nội. Tấm ảnh bà chụp ngoài Đà Nẵng chẳng phải là bằng chứng hùng hồn hay sao?
Hai
Mùa Vu Lan đến. Nhớ ngày xưa Mẹ siêng đi chùa. Hồi ở bên quận Tư, Mẹ hay dẫn con cái đến Kim Liên Ni Tự. Khi chưa có trận hỏa hoạn kinh hồn năm 1963, khuôn viên chùa rất đẹp nhờ có dòng suối nhỏ chảy qua. Những ngày Rằm, cứ vào chùa thế nào cũng được ăn cơm chay do các sư cô nấu rất ngon, tôi thích nhất là món kiểm, ăn không chán, ăn đến khi bụng to như cái trống mới chịu thôi. Và anh chị em chúng tôi đã quy y Tam Bảo trong ngôi chùa sư nữ nhỏ đẹp và nhiều tình thương mến đó. Cả ba anh em trai đều được đặt pháp danh với cùng chữ Đức đứng trước như hàm ý sống sao cho có đức. Sau trận cháy, cả một vùng rộng lớn bị thiêu rụi, tôi và các bạn lang thang trên nền đất bị cháy đen. Ngôi chùa cũng biến mất trên vùng đất dường như cũng vẫn còn âm ỉ nóng nhưng dòng suối vẫn còn và tôi thấy những con cá vàng bơi lội trong đó như bằng chứng của sự sống mạnh mẽ và kỳ diệu.
Khi gia đình dọn lên sống ở vùng Ông Tạ, Mẹ hay đi chùa Khuông Việt gần nhà. Sư cụ trụ trì người nhỏ bé nhưng có nụ cười tươi. Đến khi sự cụ mất, một đệ tử lên thay để chăm sóc chùa. Một hôm Rằm, Mẹ không vào chùa Khuông Việt lễ Phật mà lại sang chùa Hiển Quang bên ngõ Vinh Sơn. Hỏi Mẹ sao không đi chùa Khuông Việt nữa, Mẹ bảo nhìn các bà cứ xoắn lấy Thầy trụ trì, cười cười, nói nói, mất cả sự trang nghiêm, Mẹ ghét lắm. “Ngứa cả mắt!” – Mẹ kết luận. Ai cũng bảo Mẹ hiền nhưng nghiêm nghị, Mẹ rất tốt bụng nhưng cũng rất ghét sự dối trá. Chùa Hiển Quang cũng là chùa do các Ni trông nom, có Thầy Nhất và Thầy Nhì, chẳng hiểu sao chúng tôi lại gọi các sư nữ là Thầy. Thầy Nhất là người miền Nam, còn Thầy Nhì là người miền Bắc. Cả hai Thầy trông rất hiền từ và phúc hậu. Thế là chúng tôi lại theo Mẹ đến lễ Phật tại chùa nữ này. Mẹ rất được hai Thầy quý mến. Ngày Mẹ mất, các sư cô đến tụng kinh liên tiếp trong nhiều ngày. Hài cốt của Mẹ khi mang vào chùa gửi cũng được đặt ở một vị trí trang trọng. Các sư cô thỉnh thoảng vẫn nói với chúng tôi: “Bà cụ rất đẹp và hiền”.
Sau tháng Tư năm bảy lăm, chẳng được mấy ngày Bố bị bắt đi cải tạo rồi anh Tư cũng lại bị bắt giam cả năm trời vì dính líu đến chuyện phục quốc! Mẹ và các chị cáng đáng mọi chuyện trong gia đình, từ ăn mặc đến tiếp tế thăm nuôi. Cực khổ trăm bề. Các em học hết trung học, vì lý lịch có cha là sĩ quan “ngụy” không vào được đại học – trừ Tám Hà vào được Cao Đẳng Sư Phạm để trở thành cô giáo – phải vào đời lao lực để phụ giúp Mẹ. Mẹ thật thà như đếm chẳng chạy chợ buôn bán gì được nhưng Mẹ chẳng lo gì cho thân mình, cứ dồn hết tất cả cho con nên con lại càng thương Mẹ.
Đi làm cuối tháng được lĩnh lương lại mang về đưa hết cho Mẹ. Sự sống của gia đình trong cơn suy vong của đất nước được các con cùng hy sinh chống đỡ dưới chiếc bóng gầy và đầy tình thương của Mẹ. Chị Hai và Chị Ba cố gắng bám vào nơi làm việc là trường học để gia đình được mang tiếng là “Gia đình có người là công nhân viên” để được có thêm một số lương thực ít ỏi. Chị Ba chăm chút cho gia đình từng món hàng nhu yếu phẩm. Chị Hai, với cương vị nhân viên kế toán đã bao lần liều lĩnh trong chuyện tài chính để cứu nguy gia đình. Hai chị như hai cánh tay phải và trái của Mẹ.
Cuối cùng chị Hai cũng phải rời bỏ cái danh xưng “Công nhân viên Nhà nước” để lao vào việc chạy chợ buôn hàng chuyến. Mất ăn, mất ngủ rồi nhiều chuyến hàng bị bọn công an, bọn quản lý thị trường tịch thu làm mất hết vốn liếng, chị lại chạy vạy vay nợ. Mẹ nhìn đứa con cả gian khổ mà xót xa. Có lần chuyến hàng thất bại, bế tắc trong cách giải quyết, chị em to tiếng với nhau, Mẹ chỉ biết ngồi ôm mặt khóc. Những dòng lệ của Mẹ khiến chị em bình tâm lại và lại cùng nhau đưa vai gánh vác chuyện nhà. Chắc chắn Mẹ chẳng bao giờ mong các con của Mẹ to tiếng hay cãi vã nhau chứ đừng nói đến… Sau đó đến lượt các em khác làm việc và lo lắng cho gia đình đến độ quên cả bản thân mình. Sự hy sinh cho gia đình của mọi anh chị em đều bắt nguồn từ hình ảnh hy sinh vì đàn con của Bố Mẹ.
Sau 16 năm chịu đựng từ ngày tháng đen tối, Mẹ đã quyết định thêm một sự hy sinh cuối cùng. Đó là chính cuộc sống của Mẹ. Nếu Mẹ tiếp tục sống, các con và những đứa cháu nội, cháu ngoại sau này sẽ không có cơ hội được làm người đích thực. Chúng tôi đưa Mẹ vào đất lạnh với cõi lòng tan nát. Ngày linh cốt của Mẹ được vào chùa Hiển Quang nằm yên trong làn khói hương trầm thơm thanh tịnh và linh hồn Mẹ siêu thoát theo tiếng chuông, tiếng mõ khuya sớm, những đứa con phương xa của Mẹ cũng nhẹ lòng vì nhục thân của Mẹ đã biến thành làn gió mát bay đến với các con. Có bao giờ làn gió mát Mẹ hiền của chúng ta đã biến thành mưa lệ như Mẹ đã từng khóc một lần?
Vu Lan năm nay tôi sẽ làm nhiều việc: viết một bài văn sám hối và viết tiếp những giòng này, về một VẦNG TRĂNG MẸ trong tôi đã THÔI CHIẾU SÁNG; tôi sẽ đến một ngôi chùa gần nơi ở cũng do hai vị Ni già trụ trì để cùng các Phật tử khác sơn lại chùa; sẽ đọc bộ Kinh Địa Tạng để hiểu thêm về chữ HIẾU. Chủ nhật tuần sau chùa cũng có buổi đọc kinh sám hối. Tôi sẽ đi.
Vancouver, 18-4-2021
_________________
The moon is no longer shining
One
She sat on the inclining chair that was squarely laced with alternately crisscrossed white and blue plastic strips, which her children had placed against the wall into which a half-moon shaped window was set. The wall separated her living room from her bedroom. Though called a room yet it did not have a door except in the direction towards the kitchen but even this was rarely locked or closed. The only time this door was closed was when her children had discovered some mice and they blocked their escape route to make their being crushed to death easier.
Nobody knew why there were so many of those mice. In the evenings if the doors were not carefully shut then they would quickly sneak into the house. It was understandable since the road, leading in from the street facing house was running along a high wall that made it well hidden from view, was enduring the littering into high piles from everyone, while there was a slaughterhouse located on the inward side of the road, the back of which leading to the Nhiêu Lộc canal that had been becoming narrower and dirtier as time had gone by from the unaccountably accumulating garbage directly thrown into it, and sometimes the garbage was poured down directly into the canal from the containers that people had carried right to the handrails of the Ông Tạ Bridge. What disrespectful actions without any care for communal sanitation.
She had become so feeble. The severe diabetes plus a high blood pressure condition had caused a stroke which paralyzed the left half of her body, made her mouth distorted on one side and immobilized her limbs. The once freely done actions of speech and walking had become difficult and suffering. Only a short time before, she was seen walking with grandpa in the parks every morning and visiting some old friends. Now she could only sit inside the inclining chair and scan her surroundings in silence. In the morning, her children set the chair upright and helped her walk out to sit in it.
Some child felt the difficulty of her walking and wanted to carry her to the chair but she signaled to him and weakly whispered: “Let Mom learn to walk.” There were only about ten paces yet it seemed too far away. In the old days, by her legs she had walked from the North through the Central to the South carrying a herd of children. She had given birth to some children in the North, some more in the Central, and yet some even more when she reached Sài Gòn. Altogether she had borne a dozen of children.
She had been in each and every province in the Central region from Huế to Nha Trang. It was so because she was a soldier’s wife and had to move once in either six months or a year at the most, living either in the family section of the military encampments or in the houses on city streets. After the event of April of the year Nineteen Seventy Five, after Father had been arrested and kept in jail, she even went to each and every reeducation camp where he had been kept to visit him without missing one, regardless whether the camp was near or far. In some visit-and-feed times, her children were concerned about her health and were planning to take her place but Mother did not agree as she would be the first one to apply for the visits when there were only two persons allowable.
The children said: “Mom is Number One! Number One of Dad!” She smiled and also showed her thumb: “Yes! Mom is Number One.” She always went to visit him regardless of the sufferings she had to endure just to see him, and he was the same. She had left her home country in the North to be his lifelong soulmate for over 45 years and had been with him for the whole length of the home country. It was always the two of them and the children without any relatives. It is no strange they had been so poor having so many children, with the only consolation: each child is decent and obedient.
From the place where she sat, she could see the iron gate that was always locked and view a narrow yard where there was a water clock. It was located inside an aluminum box, which never ran because there was no running water to power the movement of the arms and the numbers. What kind of water supply which waited until late night before dripping. She mumbled by herself: “Just like a mouse pissing.” The running water had become worse with time and had almost come to a stop. Her children had to suck on the faucet when getting the water. They had to suck until they were overcome with choking coughs. It was techy to watch them. It took them until midnight even to get enough water to use next day.
She could also see the bougainvillea plant root. In rainy season, its lush branches grew in full growth covering the razor sharp fences on top of the tall wall. When she just moved to this house, the owner had grown a magnolia at the same place, the flowers of which blossomed fragrantly at night. Only until the time when Sài Gòn had the fever of raising chicken was the magnolia chopped down to leave the space for the row of two-tiered chicken cages.
She raised the white, brown or the dark grey feathered American chickens some of these had grown as heavy as three kilograms and whose eggs rolled out into the ready troughs on the outside of the cages. She brought out a basket to pick up the eggs, and she called for the buyers when the number of eggs reached a few dozens. When the sun was shining brightly and becoming too dazzling for the eyes, she turned her head lightly to look towards the direction of the living room. Her living room was very simple matching compatibly with the ancient appearance of the house. There were only a set of armchairs and sofa and a buffet showcase. The garde-manger which was as high as her stomach was made of mica laminated plywood the side of which had been pried open by her children during their playing when they were little and had been taped over with tapes.
The set of armchairs were of simple design and consisted of some sponge seating that were no longer square due to prolonged sitting. Even this set of chairs was a present given by some friend of his in either Long Khánh or Phước Tuy. Father was so full of integrity that he immediately refused the presenters whenever the gifts appeared valuable. Had this set of armchairs been of the larger and more intricate style with carved lion heads or dragon heads it would have been refused by him.
As for Mother, she never interfered with her husband’s business. Hers was the family, the children and the cooking and the meals. There were knocks on the doors. “Perhaps some child had come home”. She had wanted to call for the children to open the doors but her weak voice could not carry far. Nevertheless, the children who had been in the kitchen had heard the knocking and ran to open the door’s bolts. It had been in the late afternoon, and the children were coming home from work one by one. And there were the paternal grandchildren, as the house would become noisy soon.
Stepping into the house, they all one by one shouted their salutations to her and then sat beside her and kissed her cheeks and her hands. She could smell the smell of sunshine on her children’s hairs and the smell of sweat on their bodies. They had been diligent in their work and been responsible towards their families. Each would submit his or her salary to mother and all of them would do the same. She truly felt happiness. To tease her to laughter, they buried their heads into her chest and said: “Oh gosh! The two loofah gourd fruits!” She would then scold affectionately: “Yes, truly! All dozen of you boys and girls had sucked and chewed on them so how could they be otherwise.” Then the whole family would burst out in laughter, and the many mouths would converge together in the kissing of Mother. That was all she expected to have in her life, such a happy family.
It was already late, why did Father not come home today? It was too brightly sunny! The children had all come home. She glanced at the children and moved her lips. One turned his ear to listen to her and then replied: “Perhaps Daddy has arrived home”. There were noises at the doors. Father led the bicycle into the yard with a tricycle in tow carrying a large round table and a pile of metal chairs. Stepping inside, Father said: “Dad has bought a table for dining. No more sitting on the ground.” There were many people in the family and it was inconvenient to prepare and sit on the flowered tile floor for dinners, especially when there were guests.
After his incarceration which the communist government had disguised under a pretty name “re-education for changes”, Father realized that the family was in difficulty so he went to search for his old friends, looking for work. When he was shared a job to bookkeep the accounting tasks of small Chinese merchants in Chợ Lớn, he was able to help out the children and lightening up the situational sadness. Since the day he got married, he had been the principal pillar of the family and had taken care of everything. He had never let his wife and children worry about anything. He had been used to ride a Jeep for daily work, and now he endured the rain and the shine on a clacking bicycle.
He had been the pillar, a resting place for his wife and children, whether he was at home or in the reeducation camps for more than six years. Father turned to his wife, held and shook both of her hands and made his health inquiries. Father often asked her jokingly to make her smile. He said that Mother had beautiful eyes and nice smiles. No wonder he fell in love with her in the first incidental meeting on a street of Hà Nội. Isn’t her photograph she took in Đà Nẵng an eloquent evidence for that?
Two
The Ullambana season came. I remember that Mother used to diligently go to the pagodas. When we were living in District Four, Mother used to frequently bring us children to the Kim Liên Pagoda for Nuns. At the time before the terrible fire of 1963, the pagoda’s yard was very beautiful due to the small brook flowing inside it. On full moon days, if you came to the pagoda, you would be treated with vegetarian meals that were very deliciously cooked by the nuns; my favourite dish was the coconutflavoured vegetarian kiểm soup as I would devour this dish until my stomach became as full and round as a drum. And all of us brothers and sisters had taken refuge in the Triple Gems at that tiny beautiful pagoda for nuns full of love within.
All three of us brothers had been given Buddhist names with the same preceding name of Đức (virtuous), implying that we would be living our lives in a virtuous way. After the fire, the whole area was burned to nothing as we saw it while wandering on the blackened charred ground. The pagoda had vanished from the ground which was still warm, yet the brook was still there with the golden fish swimming like an evidence of the powerful and amazing life.
When our family moved to the area of Ông Tạ, Mother often went to the Khuông Việt Pagoda nearby. Its presiding monk was a little man possessing a bright smile. After he had passed away, another student monk succeeded him to care for the pagoda. In one full moon festival, Mother did not go to the Khuông Việt Pagoda for the worshipping of Buddha but came to the Hiển Quang Pagoda on the Vinh Sơn Road. When asked for the reason why she did not go to the Khuông Việt Pagoda, Mother said that it irked her looking at the scene of many women clinging to the presiding monk and talking and laughing, destroying the solemnity of the pagoda. She hated that very much.
She concluded, “It makes your eyes itch!” Everyone said that Mother was decent yet stern, as she was kind at heart but also hated falseness. The Hiển Quang Pagoda was tended also by nuns, and there were the First Master and the Second Master, and we were puzzled at the matter of calling the nuns masters. The First Master was a Southerner, while the Second Master was a Northerner. Both the Masters looked kind and graceful. So we followed our Mother to worship the Buddha at this pagoda for nuns.
Mother was well respected by these two masters. When Mother passed away, they came to chant the suttas continuously for many days. Her ashes was also sent to and occupying a respectable place in the pagoda. The nuns sometimes referred to our mother when they talked to us as “She was very beautiful and decent.” After the event of April of 1975, my father was arrested for reeducation camps in only a few days later and then my brother was jailed for his involvement in the Movements for Reclamation of the Nation! My mother and sisters had to shoulder all the needs of the family, from foods to clothes to visit-and-feed trips’ expenses. It was tremendously suffering.
After their graduation from high school, due to the fact that their father had been a “false” officer of the once opposing government, our younger brothers and sisters were not allowed to enroll into universities – with the exception of Hà The Eighth who was able to enroll in the School of Pedagogy to become a female teacher – and had to laboriously plunge into life to help our mother. Our mother was too honest to work as a market vendor yet she did not care about herself but concentrate her efforts in the caring for her children and this made them love her more.
The life of the whole family during the dwindling period of the country was supported by the children’s contributions under the loving umbrella of my mother. First and Second Sisters tried to cling onto their workplaces, the schools, so the family could have the title of “Family of Worker Member” resulting in extra benefits in meagre foods. Second Sister carefully looked after each item of the essential necessities for the family. First Sister, being an accounting specialist, had many times tried to daringly venture in financial matters to save the family from starving. Both of them had been the right and left hand of my mother.
In the end, First Sister had to give up the title of “government worker” to plunge herself into the business of surviving as a market vendor living from hand to mouth after each daily transaction. She lost her sleep and missed her meals over the managing of this line of work and over the loss of capital in many business trips to the hands of the police or to the market managers’ confiscations. She had to raise capital time after time in each loss by borrowing loans and owing money. My mother watched her firstborn suffered in sadness. Once there was a failed business transaction causing a deadlock in solutions, the two sisters quarreled with each other and my mother did not do anything except burying her face in her hands and crying.
Her streams of tears somehow calmed her daughters and they resumed their burden of undertaking the family businesses together. My mother surely did not want her children to raise their voice in conversation or to quarrel with each other, let alone anything else… Later, the other siblings started working and caring for the family to the point of forgetting about themselves. The sacrifices the family members made were modelled from the sacrifices done for their children by our parents.
For 16 years of endurance from the date of darkness, my mother decided to perform her last sacrifice. That meant her life. Had she decided to continue living, then her paternal and maternal grandchildren would not later have the chance to live as real persons. We carried our mother into the cold earth with our hearts totally broken. The day her ashes were placed in the Hiển Quang Pagoda to peacefully lie in the pure streams of agarwood smoke and her soul was released from bondage by the sounds of early morning copper and wooden bells, her faraway children felt lighthearted because her body had been transformed into cool winds that had reached them.
Had our motherly decent cool winds ever turned into rains of tears as she had once done? During the Ullambana season this year I would be doing many things: I would write an article of repentance and resume writing these lines about the MOTHER MOON that had stopped shining inside me; and I would come to a pagoda near the place where the two old nuns had presided so I, along with other Buddhists, would be repainting the pagoda; and I would read the Nikaya Sutta to understand more about the meaning of FILIAL PIETY. There would be an event of repentance reading next Sunday. I would go to attend that.
Vancouver, 18-4-2021
Translated from Vietnamese into English by Hương Cau Cao Tân on November 03rd, 2021, in Vancouver, British Columbia, Canada